Vải địa kỹ thuật ngày nay được xem là một loại vật liệu quan trọng cho việc củng cố cũng như hỗ trợ các công trình xây dựng. Chúng mang tới nhiều chức năng và được ứng dụng ngày càng phổ biến hơn. Bài viết sau hãy cùng với GODFENCE khám phá tổng quan hơn về loại vật liệu này nhé.
Vải địa kỹ thuật nghe cái tên có phần lạ lẫm đối với nhiều người. Để giúp các bạn hiểu rõ nhất về loại vật liệu này chúng tôi đã cung cấp thông tin giới thiệu cụ thể như sau.
Vải địa kỹ thuật được biết đến với tên tiếng Anh đó là Geotextile Fabric, là một loại vải đặc hiệu, chuyên sử dụng cho việc thi công xây dựng đường xá, lót nền móng, đê điều hay những công trình ở ngoài trời khác.
Đây là loại vải nhân tạo được làm nên từ chất liệu Polyester hoặc là Polypropylene. Chúng được sử dụng trong việc kiểm soát về sự xói mòn và duy trì tính ổn định của đất. Tuỳ thuộc theo từng cấu trúc địa hình khác nhau sẽ có những vật liệu vải địa kỹ thuật có các tính chất riêng biệt.
Vải địa kỹ thuật là loại vải nhân tạo được làm nên bởi chất liệu Polyester hoặc Polypropylene
Theo như một số thông tin đã được ghi chép lại, loại vật liệu này đã được ra đời vào những năm 1950. Khi đó ông R.J.Barrett là người Mỹ đã sử dụng vật liệu này cho việc chống xói mòn ở những bức tường bê tông. Thế nhưng do lượng mưa rất to và lớn nên móng tường đã bị sạt lỡ và sập đổ.
Kể từ đó ông đã nhận ra được tính chất của vật liệu này. Khi đó ông đã nghiên cứu kỹ càng hơn về độ bền, độ đàn hồi, độ giãn dài, hệ số thấm, độ bền kéo, độ thấm nước để giúp đảm bảo cho những dự án khác có thể ứng dụng và thử nghiệm được.
Những tiêu chuẩn này được tính toán dựa vào tiêu chuẩn ASTM của Hiệp hội Thực nghiệm cùng Vật liệu Hoa Kỳ. Một số tài liệu còn ghi chép lại vải địa kỹ thuật đã được sử dụng ở Pháp vào năm 1968, đến năm 1970, công ty Rhone Pounlence cũng đã sử dụng vật liệu vải địa kỹ thuật không dệt cho việc xây dựng những đập đất.
Vải địa kỹ thuật ngày nay được xem là một trong những vật liệu quan trong trong thi công xây dựng. Chúng sở hữu những đặc điểm nổi bật như:
Độ bền rất cao giúp kéo dài được về tuổi thọ cho công trình.
● Giảm được độ sâu do việc đào bới của những lớp đất yếu.
● Có khả năng giảm độ lún giữa những lớp đất.
● Tăng thêm độ dày cho lớp đất và tăng khả năng tiêu thoát nguồn nước.
● Có khả năng chống chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt và không dễ bị hư hỏng bởi quá trình lắp đặt, sử dụng.
Những loại vải này có độ bền và khả năng chống chịu được với điều kiện thời tiết khắc nghiệt tốt nhất
Vải địa kỹ thuật trên thị trường hiện nay được phân loại dựa theo các nhóm sau:
Loại vải này được sản xuất dựa trên công nghệ dệt đặc biệt, có sự kết hợp bởi 2 bộ sợi dệt ngang và dọc giúp làm tăng cường về khả năng kháng kéo ở hai chiều và đảm bảo cho độ bền của lực tiêu thoát nước. Vật liệu này được làm bởi xơ PE/GET, màng PP, tất cả sẽ được bện thành các bó sợi hay màng PP dệt với nhau. Theo đó có nhiều sản phẩm cho bạn có thể chọn lựa như:
● Vải dệt PP: Đây là dòng vải có màu đen với khả năng chịu được lực kéo rất tốt, chống thấm cao, kháng thủng vượt trội và chịu được tải trọng lớn nên rất thích hợp cho những công trình như đường cao tốc.
● Vải dệt GET:Dòng vải dệt này có cường lực chịu kéo rất tốt, thích hợp sử dụng ở các công trình như đường cao tốc, sân bay…
Vải địa kỹ thuật dệt có sự kết hợp bởi bộ sợi dệt ngang và dọc
Vật liệu này được sản xuất bởi những sợi Polypropylene có chất lượng cao cấp, gồm nhiều sợi ngắn, dài liên tục và không tuân theo một chiều hướng nhất định nào. Nó có khả năng liên kết lại với nhau dựa trên công nghệ xuyên kim và gia nhiệt. Nhờ vào đó sẽ tạo nên được một lớp vải vô cùng chắc chắn, ổn định về mặt kích thước, đảm bảo cho việc thoát nước được tối ưu nhất.
Đặc điểm nổi bật của vải địa không dệt là có độ giãn lên tới hơn 40%, lực kéo đứt dưới 30KN/m. Đồng thời giá thành rẻ nên chúng thường được ứng dụng cho việc gia cố, lọc nước tại nhiều công trình cảnh quan trong sân vườn, các tuyến đường giao thông, đường bộ, đường sắt, công trình thuỷ lợi, sân bay....
Nhắc đến vải địa không dệt người ta sẽ nghĩ ngay tới ART và TS. Đây chính là hai thương hiệu nổi tiếng với chất lượng tốt và được chủ đầu tư đánh giá cao.
Vải địa kỹ thuật không dệt ART đang được dùng phổ biến nhất hiện nay cho các công trình xây dựng, hà tầng, giao thông. Loại này khá đa dạng về chủng loại bao gồm: ART 7, ART 9, ART 11, ART 12, ART 14, ART 15, ART 17, ART 20, ART 22, ART 24, ART 28…
Các dòng vải địa không dệt ART được phân loại chủ yếu dựa vào 3 yếu tố chính là cường độ chịu kéo, sức kháng thủng và độ dày của vải. Các thông số này sẽ quyết định khả năng giúp tối ưu lựa chọn, đáp ứng phù hợp cho từng yêu cầu kỹ thuật của các công trình khác nhau. Dưới đây là bảng thống kê chi tiết thông số kỹ thuật của từng loại
STT | Các Chỉ Tiêu | Tiêu Chuẩn | Đơn vị | ART9 | ART11 | ART12 | ART14 | ART15 | ART17 | ART20 | ART22 | ART24 | ART25 | ART28 |
1 | Cường độ chịu kéo | ATSM D 4595 | KN/m | 9 | 11 | 12 | 14 | 15 | 17 | 20 | 22 | 24 | 25 | 28 |
2 | Độ dãn dài khi đứt | ATSM D 4595 | % | 40/65 | 40/65 | 40/65 | 45/75 | 45/75 | 50/75 | 50/75 | 50/75 | 50/80 | 50/80 | 50/80 |
3 | Sức kháng thủng CBR | ATSM D 6241 | N | 1500 | 1700 | 1900 | 2100 | 2400 | 2700 | 2900 | 3200 | 3800 | 4000 | 4500 |
4 | Sức kháng thủng thanh | ATSM D 4833 | N | 250 | 320 | 350 | 400 | 420 | 520 | 580 | 620 | 720 | 750 | 820 |
5 | Lưu lượng thấm ở 100mm cột nước |
ATSM D 4491 | l/m2/s | 170 | 150 | 140 | 125 | 120 | 90 | 80 | 75 | 70 | 60 | 50 |
6 | Kích thước lỗ O90 | ATSM D 4751 | micron | 120 | 115 | 110 | 100 | 90 | 80 | 75 | 75 | 70 | 70 | 60 |
7 | Trọng lượng đơn vị | ATSM D 5261 | g/m2 | 130 | 150 | 160 | 180 | 200 | 230 | 270 | 290 | 320 | 335 | 370 |
8 | Độ dày P=2Kpa | ATSM D 5199 | Mm | 1 | 1,1 | 1,2 | 1,3 | 1,4 | 1,5 | 1,65 | 1,7 | 1,8 | 2 | 2,2 |
9 | Chiều dài cuộn | m | 250 | 225 | 225 | 175 | 175 | 150 | 125 | 125 | 100 | 100 | 100 |
Vải địa không dệt gồm có nhiều sợi ngắn, dài liên tục và không dựa theo chiều hướng nhất định nào
Đây là một trong những dòng vải địa kỹ thuật cao cấp với sự kết hợp giữa cả vải không dệt và vải dệt thông qua việc may các bó sợi chịu lực trên nền vải không dệt. Nhờ vào đây sẽ giúp mang tới một loại vật liệu với ưu điểm tích hợp đầy đủ của cả hai dòng vải trên.
Đặc điểm nổi bật nhất của vật liệu này như cường độ chịu kéo cực lớn từ 100 - 1000KN/m, hệ số giãn thấp chỉ 1,45, độ biến dạng nhỏ, khả năng thoát nước nhanh… Mặc dù giá thành của chất liệu có vẻ cao hơn nhưng vẫn được nhiều chủ đầu tư lựa chọn vì nó giúp bảo vệ công trình được tối ưu nhất.
Vải địa phức hợp có cường độ chịu lực kéo cao
Vải địa kỹ thuật thường được thiết kế dưới dạng cuộn nên việc vận chuyên, thi công cũng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Loại vật liệu này sẽ có những chức năng chính cụ thể đó là:
Kết cấu thiết kế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự vững chắc trong một công trình. Trong đó kết cấu hạ tầng được xem đó là nền tảng chính trong toàn bộ phần khung thiết kế. Một công trình bền vững, chắc chắn cần được xây dựng với một nền móng vững chắc. Để làm được điều này các công trình đó phải sử dụng tới loại vải địa kỹ thuật. Vật liệu này có công dụng trong việc gia cố cho nền đất bị yếu vô cùng hiệu quả.
Vật liệu này thường được sử dụng trong việc ổn định và gia cường cho nền đất bị yếu
Vải địa kỹ thuật được xem như một hệ lọc với nhiều tiêu chuẩn đảm bảo về mặt lý học cũng như thuỷ lực học. Hệ số thấm tốt, tốc độ dòng chảy cao cùng với kích thước của vải sẽ cho phép dòng nước có thể đi qua mà vẫn giữ lại được đất, sỏi đá và không gây tình trạng bị lấp tắc.
Vật liệu này còn được sử dụng để thi công giữa các lớp đất với đá phía dưới nhằm hạn chế việc xói mòn trước sự tấn công mạnh mẽ của sóng biển. Chính vì lý do này đây được xem là một vật liệu vô cùng quan trọng cho việc chống xói mòn.
Vật liệu có khả năng lọc, thoát và hạn chế được về tình trạng xói mòn
Giới chuyên môn cũng đã có những đánh giá rất cao về chức năng phân cách và ổn định mương rãnh của loại vật liệu này. Chúng được sử dụng nhiều trong việc thi công về hệ thống cấp thoát nước ngầm hay mương rãnh để giúp ổn định đường ống theo thời gian dài sử dụng.
Vải địa kỹ thuật ngày nay càng được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi cho nhiều công trình khác nhau. Dưới đây là một số hạng mục thường xuyên sử dụng loại vật liệu này mà bạn nên biết như:
Trong các công trình cầu cống, đường đặc biệt ở vị trí đầu cầu thường dùng tới loại vải này để giúp phân cách được nền. Đồng thời đây là vật liệu có độ bền, cường độ chịu rách rất cao.
Tại những khu vực đất có địa chất yếu sẽ được trải thêm một lớp vải địa kỹ thuật không dệt. Mục đích giúp cố định về hệ thống đường ống nước và tiết kiệm được nhiều chi phí cho chủ đầu tư.
Vải địa kỹ thuật được ứng dụng trong hệ thống các đường ống nước
Dùng vải địa kỹ thuật giúp bảo vệ đê kè rất tốt, đặc biệt khi có nước chảy. Đồng thời dòng vật liệu này còn có khả năng giữ lại đất, cát để gia cường cho những bê đê. Đây được đánh giá là một trong những vật liệu rất quan trọng cho việc thi công đê kè.
Vải địa kỹ thuật hiện nay trên thị trường rất đa dạng và có nhiều loại khác nhau. Do đó giá bán của vật liệu này cũng có sự khác biệt
Để có được mức giá cụ thể và chi tiết nhất của từng sản phẩm bạn hãy liên hệ ngay cho GODFENCE. Nhân viên của công ty sẽ hỗ trợ báo giá nhanh chóng, đảm bảo chính xác nhất.
STT | Vải địa kỹ thuật không dệt ART | Khối Lượng (m2/cuộn) | Đơn giá (Đồng/m2) |
1 | Vải địa kỹ thuật ART6 | 1.000 | 7.000 |
2 | Vải địa kỹ thuật ART7 | 1.000 | 7.500 |
3 | Vải địa kỹ thuật ART9 | 1.000 | 8.000 |
4 | Vải địa kỹ thuật ART11 | 900 | 8.500 |
5 | Vải địa kỹ thuật ART12 | 900 | 8.800 |
6 | Vải địa kỹ thuật ART14 | 700 | 11.000 |
7 | Vải địa kỹ thuật ART15 | 700 | 12.000 |
8 | Vải địa kỹ thuật ART17 | 600 | 14.000 |
9 | Vải địa kỹ thuật ART20 | 500 | 15.500 |
10 | Vải địa kỹ thuật ART25 | 400 | 18.500 |
Lưu ý: Bảng báo giá trên chưa bao gồm thuế VAT và chi phí vận chuyển
STT | Vải địa kỹ thuật không dệt ART | Đơn giá (Đồng/m2) |
1 | Vải địa kỹ thuật dệt GET 5 | 13.000 |
2 | Vải địa kỹ thuật dệt GET 10 | 16.000 |
3 | Vải địa kỹ thuật dệt GET 15 | 19.000 |
4 | Vải địa kỹ thuật gia cường GET 150 | 27.000 |
5 | Vải địa kỹ thuật dệt gia cường GET 20 | 22.500 |
6 | Vải địa kỹ thuật gia cường GET 200 | 35.500 |
7 | Vải địa kỹ thuật dệt GET 30 | 32.000 |
8 | Vải địa kỹ thuật dệt GET 40 | 40.500 |
9 | Vải địa kỹ thuật dệt PP25 | 9.000 |
Là một vật liệu phổ biến trong xây dựng nên ngày nay vải địa kỹ thuật đã được rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn. Tuy nhiên để nó phát huy được hiệu quả cao nhất bạn cần nắm được về một vài lưu ý sử dụng như sau.
● Nên dùng các loại vải địa kỹ thuật cao cấp, chất lượng tốt để không bị phá huỷ dưới ánh sáng mặt trời.
● Vật liệu này cần phải có những lỗ hổng không quá lớn để giúp cho đất cát không thể đi qua được nhưng vẫn đảm bảo được về độ thấm hút nước. Vì vậy bạn cần đặc biệt chú ý về khả năng giữ nước cũng như hệ số thấm của vải khi chọn mua.
● Quá trình thi công cần đặc biệt cẩn thận để không làm thủng vải.
Cần phải thật cẩn thận trong quá trình thi công vải để tránh làm thủng, hư hỏng
Trên thị trường có không ít những đơn vị, cửa hàng bán vải địa kỹ thuật. Thế nhưng làm sao chọn mua được loại vật liệu chất lượng với giá bán tốt vẫn là câu hỏi mà rất đông khách hàng đặt ra. Hiểu rõ về vấn đề này GODFENCE đã tự hào trở thành một trong những địa chỉ phân phối vật tư xây dựng chất lượng cho toàn bộ công trình hiện nay. Mua vải địa kỹ thuật tại đây bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi lớn như:
● Cam kết 100% chất lượng chính hãng với đầy đủ thông tin nguồn gốc, xuất xứ.
● Cung cấp thông tin, tiêu chuẩn vải địa đầy đủ cho khách hàng thoải mái lựa chọn.
● Báo giá công khai, cụ thể và không có sự thay đổi vê giá trong quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm.
Tại GODFENCE chuyên cung cấp dòng vải địa kỹ thuật chất lượng chính hãng và đầy đủ thông tin, nguồn gốc, xuất xứ
Những thông tin có liên quan tới vải địa kỹ thuật đã được chúng tôi giải đáp ngay phía trên. Mong rằng qua đây sẽ mang tới thật nhiều kiến thức hữu ích giúp bạn quyết định lựa chọn được loại vật liệu này phù hợp và chuẩn xác nhất. Đừng quên liên hệ ngay cho GODFENCE để được tư vấn kỹ càng hơn về sản phẩm này nhé.