0963937586
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
0
Góc tư vấn

Móng cọc: Giải pháp thi công cho công trình vừa và nhỏ

Móng cọc là một dạng kết cấu rất phổ biến trong quá trình thi công xây dựng hiện nay. Loại móng này giúp cho các công trình thêm phần vững chắc và bền bỉ hơn.

Móng cọc hiện đang được ứng dụng phổ biến tại những hạng mục xây dựng vừa và nhỏ. Kết cấu đảm bảo nhiệm vụ giữ cho ngôi nhà thêm chắc chắn, vững trãi và chịu được sức ép trọng lực của các tầng. Để giúp bạn nắm rõ chi tiết đặc điểm, cấu tạo của loại móng này GODFENCE sẽ mang tới bài viết sau đây.

1. Móng cọc là như thế nào?

Móng cọc là loại móng được thi công với hình trụ dài, sử dụng những loại vật liệu như bê tông, cọc cừ được đóng xuống đất, gián tiếp giữ vai trò truyền tải trọng lực từ công trình xuống những lớp đất dưới móng.  Hệ thống kết cấu này thường được dùng tại các công trình xây dựng vừa và nhỏ hay những hạng mục tại nền đất yếu, nơi thường xuyên xảy ra sạt lún.

Tại Việt Nam có đặc điểm địa hình chủ yếu là nền đất rất yếu và cần được gia cố trước khi thi công làm móng. Khi đó các nhà thầu sẽ sử dụng phương pháp đóng cừ tràm kết hợp với móng cọc để giúp cho nền phát huy được hết tác dụng chịu tải của nó.

Móng cọc được ứng dụng trong nhiều công trình bởi một số ưu điểm nổi bật có thể kể đến như:

● Độ bền và vững chắc cao bởi đây thuộc vào loại móng sâu.

● Có khả năng chịu được tải trọng tốt.

● Sử dụng móng cọc chủ nhà sẽ dễ dàng nâng thêm tầng nếu có nhu cầu thi công về sau.

● Đối với những công trình có mặt bằng thi công trên 4m thì dùng cọc ép tải sẽ thuận lợi hơn. Hạng mục có bề ngang tầm 3 - 4m và hẻm từ 1,6 - 4m thì bạn có thể lựa chọn cọc ép neo.

Móng cọc được thi công với hình trụ dài, sử dụng nhiều vật liệu như bê tông, cọc cừ đóng xuống đất

Móng cọc được thi công với hình trụ dài, sử dụng nhiều vật liệu như bê tông, cọc cừ đóng xuống đất

2. Móng cọc có những loại nào?

Để phân loại móng cọc có thể dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một số kết cấu thường gặp nhất trong thi công xây dựng công trình.

2.1. Dựa vào cấu tạo

Dựa theo cấu tạo móng cọc được chia thành 2 loại cơ bản là:

● Móng đài thấp: Kết cấu được thi công nằm phía dưới mặt đất sao cho lực ngang của móng cân bằng so với áp lực bị động của đất dựa theo độ sâu tối thiểu khi đặt móng. Những cọc của móng sẽ có tác dụng chịu nén và không chịu tải trọng uốn.

● Móng đài cao: Kết cấu có đài cọc nằm cao hơn so với mặt đất. Chiều sâu nhỏ hơn chiều cao cọc và các cọc móng chịu cả 2 tải trọng là nén với uốn. Do đó toàn bộ tải trọng đứng hoặc ngang đều do cọc trong móng chịu tải.

Móng đài thấp thi công ở phía dưới của mặt đất sao cho lực ngang cân bằng với áp lực bị động của đất

Móng đài thấp thi công ở phía dưới của mặt đất sao cho lực ngang cân bằng với áp lực bị động của đất

2.2. Dựa vào hình thức ép

Móng cọc được chia thành 3 loại dựa vào hình thức ép như sau:

● Cọc ép tải: Sử dụng máy ép cọc dùng cục tải là sắt, bê tông để làm đối trọng. Độ chịu tải cao tầm 60 tới 150 tấn, thường áp dụng thi công nhà phố với mặt bằng rộng trên 4m.

● Cọc ép neo: Sử dụng máy ép thuỷ lực nhằm ép các cây cọc được đúc sẵn và khoan mũi neo sâu vào trong lòng đất để làm đối trọng. Loại móng này thường áp dụng cho nhà ở trong hẻm nhỏ, mặt bằng dưới 4m và có độ chịu tải từ 40 tới 60 tấn.

● Cọc khoan nhồi: Thường được áp dụng đối với các công trình nhà cao tầng, chung cư. Móng cọc được thi công nhờ vào mấy khoan lỗ cọc sẵn rồi đặt dàn thép và đổ bê tông xuống giúp tạo nên phần cọc trực tiếp tại công trình xây dựng.

Cọc ép neo thường được áp dụng ở những ngôi nhà trong hẻm nhỏ với mặt bằng dưới 4m

Cọc ép neo thường được áp dụng ở những ngôi nhà trong hẻm nhỏ với mặt bằng dưới 4m

2.3. Dựa vào vật liệu cọc

Móng cọc cũng có thể làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau dựa theo từng loại công trình như sau:

● Cọc gỗ: Thường được dùng tại những công trình nhỏ có nền đất yếu. Cọc gỗ phần lớn là gỗ bạch đàn, cừ tràm… Thi công loại móng này sẽ giúp cho gia chủ tiết kiệm được nhiều chi phí.

● Cọc thép: Móng có độ bền, độ chắc chắn cao và rất dễ cắm sâu xuống phía dưới lòng đất nhờ vào tiết diện ngang nhỏ. Kết cấu thích hợp với những công trình xây dựng tạm thời hoặc lâu dài.

● Cọc khoan: Là loại móng cọc cố định đã được khoan trước khi chôn sâu xuống dưới nền đất. Kết cấu được thi công thông qua việc đúc bê tông trực tiếp vào bên trong khoảng trống dành riêng cho vị trí cọc.

● Cọc bê tông: Độ chắc chắn của móng cao được xây dựng bởi khung thép cùng lớp bê tông dày từ 4 - 6m. Giá thành sản phẩm phải chăng phù hợp với điều kiện tài chính của rất nhiều gia đình.

● Cọc ma sát: Móng cọc sử dụng để truyền tải lực thông qua quá trình ma sát bề mặt đối với nền đất xung quanh hạng mục thi công.

Cọc bê tông có độ chắc chắn cao, giá thành phải chăng phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều gia đình

Cọc bê tông có độ chắc chắn cao, giá thành phải chăng phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều gia đình

3. Cấu tạo cơ bản của kết cấu

Đối với các loại móng cọc sẽ có cấu tạo cơ bản bao gồm 2 bộ phận chính như sau.

● Cọc: Đây là phần có chiều dài lớn hơn so với bề rộng của tiết diện ngang được đóng hay thi công tại chỗ vào sâu dưới nền đất. Mục đích giúp làm cố định kết cấu cơ sở hạ tầng và đảm bảo công trình tránh khỏi hiện tượng sụt lún hay nghiêng lệch.

● Đài cọc: Phần này chuyên dùng giúp liên kết cọc lại với nhau. Đồng thời dựa vào đây còn phân bổ tải trọng của toàn bộ công trình lên trên cọc để giúp cho hạng mục thêm phần vững chãi, chắc chắn hơn.

Kết cấu chia thành 2 bộ phận chính là cọc với đài cọc

Kết cấu chia thành 2 bộ phận chính là cọc với đài cọc

4. Tiêu chuẩn trong thiết kế các loại móng cọc

Thiết kế móng cọc là công đoạn quan trọng của quá trình thi công, xây dựng. Do đó các bản vẽ thiết kế chi tiết của từng loại kết cấu cần phải đảm bảo những tiêu chí bắt buộc dưới đây.

4.1. Tiêu chuẩn chung trong thiết kế móng cọc

Trước khi thiết kế móng cọc bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng cấu tạo của từng loại đất ở trên mặt bằng. Bạn cần tìm ra loại cọc phù hợp với địa hình mà bạn chuẩn bị công dựa vào độ mềm, lún của đất.

Thêm vào đó bạn cũng cần tìm hiểu kỹ về quy mô, kết cấu của ngôi nhà cũng như độ liên kết giữa các gian với tầng . Kỹ sư cần nhìn nhận kỹ càng và đưa ra những phương án sao cho thích hợp, tiết kiệm chi phí nhất.

4.2. Tiêu chuẩn thiết kế loại móng cọc đài thấp

Móng cọc đài thấp sẽ nằm thấp hơn so với mặt đất. Trong khi thiết kế cần đáp ứng được những loại tiêu chí sau.

● Đo đạc về kích thước của cọc với đài cọc.

● Xác định loại lực cần phải chịu của cọc so với kích thước xác định trước.

● Ước lượng số cọc cần sử dụng tới.

● Thực hiện cắm cọc vào trong nền móng.

● Tính toán móng cọc dựa theo sức chịu đựng thứ nhất cùng với sức chịu tải của nền.

● Tính toán móng cọc dựa vào mức độ lún và chuyển vị ngang.

● Tính toán kết cấu theo quá trình chịu lực bởi việc vận chuyển, treo cọc.

Thiết kế cọc đài thấp dựa theo độ lún và chuyển vị ngang

Thiết kế cọc đài thấp dựa theo độ lún và chuyển vị ngang

4.3.Tiêu chuẩn thiết kế loại móng cọc nhà dân

Móng cọc nhà dân cũng được chia làm 2 loại chính với các thông số cụ thể như sau.

● Cọc bê tông tròn ly tâm: Cần đảm bảo đường kính cọc với các thông số như D300, D350, D400, D500 và 2 loại PC là PHC600 với PHC800.

● Cọc bê tông cốt thép vuông: Đường kính phổ biến của móng cọc thường là 200x200, 250x250, 300x300 và 350x350, 400x400.

Móng cọc bê tông tròn ly tông với nhiều kích thước phù hợp các công trình khác nhau

Móng cọc bê tông tròn ly tông với nhiều kích thước phù hợp các công trình khác nhau

4.4. Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc cừ tràm

Loại móng cọc này thích hợp cho các tỉnh miền Nam với nền đất có diện tích tương đối nhỏ và độ lún sâu. Chiều dài cọc từ 3 - 6cm, độ phủ tầm 20 cọc/m2.

5. Khi nào nên thi công móng cọc?

Tùy thuộc theo từng địa hình, mẫu đất đá trong mỗi khu vực để quyết định xem có nên thi công móng cọc hay không. Dưới đây là một số trường hợp mà bạn nên xây dựng loại kết cấu này.

● Mực nước ngầm ở nơi thi công cao cao dẫn tới nguy cơ bị sạt lở đất gây ảnh hưởng trực tiếp tới hạng mục trên mặt đất. Lúc này cần phải có hệ thống cọc ngầm thích hợp nhằm giúp nâng đỡ phần đất ở phía trên.

● Nền đất có khả năng bị thay đổi do vị trí gần với bờ biển, lòng sông. Quá trình lưu chuyển của dòng nước có thể gây ra hiện tượng bị xói mòn, ảnh hưởng tới khu vực thi công.

● Tải trọng công trình nặng, không đồng nhất khiến cho áp lực tải trọng của hạng mục lớn hơn so với những công trình bình thường. Khi đó phải có hệ thống cọc thích hợp để làm giá đỡ.

● Quá trình đào đất không đạt được tới độ sâu mong muốn bởi điều kiện đất kém.

● Nếu có kênh nước hay hệ thống thoát nước ngầm sâu nằm gần công trình đang thi công thì cần có hệ thống móng cọc bê tông vững chắc để hạn chế tình trạng bị xói mòn và sạt lở đất.

Kết cấu thích hợp cho những công trình có kênh nước hay gần với hệ thống thoát nước ngầm sâu

Kết cấu thích hợp cho những công trình có kênh nước hay gần với hệ thống thoát nước ngầm sâu

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp cho bạn toàn bộ thông tin có liên quan tới móng cọc. Hy vọng đây sẽ là chia sẻ hữu ích cho mọi người trong quá trình thi công nhà ở. Nếu còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan tới kết cấu này hãy liên hệ ngay cho GODFENCE. Nhân viên tư vấn sẽ hỗ trợ cho bạn tận tình 24/7.

Các tin khác

0963937586