0963937586
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
0
Góc tư vấn

Thi công màng chống thấm HDPE và những lưu ý quan trọng

Thi công màng chống thấm HDPE đơn giản nhưng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Dưới đây là từng bước thực hiện đã được tổng hợp cụ thể để bạn tham khảo.

Thi công màng chống thấm HDPE như thế nào là đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn, chất lượng là vấn đề mà rất nhiều khách hàng hiện vẫn đang đặt ra. Đây được xem là vật liệu giữ vai trò vô cùng quan trọng ở nhiều công trình xây dựng. Để giúp bạn nắm bắt được quy trình thực hiện chuẩn xác nhất GODFENCE sẽ mang tới nội dung dưới đây.

1. Tổng quan về màng chống thấm HDPE

Màng chống thấm HDPE là loại màng nhựa mang kích cỡ lớn, có khả năng chống thấm vượt trội, thường được sử dụng để lót ở những ao, hồ, bể nước… Sản phẩm được sản xuất bởi những hạt nhựa cao phân tử Polyethylene với hàm lượng 97,5% và những hạt carbon đen 2,5%. Kích thước và độ dày của vật liệu đa dạng, trong đó độ dày phổ biến thường dao động trong khoảng từ 0,03 - 3mm.

Đặc tính nổi bật của màng HDPE là hệ số thấm nước gần như tuyệt đối, đạt từ 1x10 -14cm/giây, có cường độ chịu kéo, độ dãn dài lớn và khả năng kháng tia UV, chống lão hoá vô cùng vượt trội. Đây được đánh giá là sản phẩm ưu việt với tuổi thọ vượt trội lên tới trên 25 năm.

Màng chống thấm HDPE hiện đang được ứng dụng cho nhiều công trình xây dựng

Màng chống thấm HDPE hiện đang được ứng dụng cho nhiều công trình xây dựng

2. Quy trình thi công màng chống thấm HDPE đúng chuẩn kỹ thuật

Mặc dù quy trình thi công màng chống thấm HDPE không quá phức tạp nhưng cần phải được thực hiện đúng với trình tự nhất định. Điều này giúp phát huy hiệu quả nhất về chất lượng của sản phẩm. Dưới đây là từng bước thi công màng HDPE chúng tôi tổng hợp lại cho bạn tham khảo.

2.1. Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công

Thi công màng chống thấm HDPE được ứng dụng cho nhiều công trình xây dựng khác nhau như tại các khu vực chứa nước thải, hố biogas, công trình thuỷ lợi, vựa muối, hồ nuôi tôm, cá… Đối với từng công trình sẽ có khâu chuẩn bị mặt bằng là hoàn toàn khác nhau. Bạn sẽ dựa theo quy mô, thiết kế cũng như những yêu cầu mặt bằng trải màng chống thấm để đưa ra những tính toán cụ thể.

Tuy nhiên dù là công trình nào đi chăng nữa thì khi đã có mặt bằng đội ngũ thi công cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ. Đây là khâu vô cùng quan trọng bởi chất luợng mặt bằng có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của màng HDPE.

Bạn cần vệ sinh, loại bỏ đi những vật cứng, sắc nhọn ở mặt bằng thi công màng chống thấm HDPE. Đối với những công trình xuất hiện nhiều sỏi đá, mảnh kim loại vụn, rễ cây… cần được thu gom một cách cẩn thận và đảm bảo loại bỏ hoàn toàn. Bởi nếu còn sót lại những vật sắc nhọn sẽ khiến màng chống thấm bị rách, chất nguy hại rò rỉ và gây ảnh hưởng ra môi trường xung quanh.

Chuẩn bị, vệ sinh mặt bằng sạch sẽ trước khi thi công màng chống thấm HDPE

Chuẩn bị, vệ sinh mặt bằng sạch sẽ trước khi thi công màng chống thấm HDPE

2.2. Bước 2: Chuẩn bị màng HDPE

Sau khi bạn vệ sinh mặt bằng sạch sẽ thì cần chuẩn bị đầy đủ số lượng màng chống thấm HDPE và di chuyển vật liệu tới công trình. Như đã biết sản phẩm hiện đang rất đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ và được sản xuất từ nhiều thương hiệu khác nhau. Dựa theo đặc tính và tính chất của mỗi công trình các đơn vị thi công màng chống thấm HDPE sẽ tư vấn cho bạn lựa chọn được sản phẩm thích hợp nhất.

Sau khi khách hàng chọn xong sản phẩm, đơn vị thi công có nhiệm vụ lên phương án tính toán cẩn thận về độ dày. Với những công trình sử dụng màng HDPE để xử lý nước thải, rác thải thường được lựa chọn màng với độ dày lớn hơn. Điều này góp phần giảm thiểu những rủi ro liên quan tới việc rò rỉ chất độc hại, nguy hiểm ra môi trường xung quanh.

Những công trình như ao hồ, công trình thuỷ lợi… có thể lựa chọn màng HDPE với độ dày mỏng hơn. Ngoài ra yếu tố về kích thước của vật liệu cũng sẽ được đơn vị thi công đo đạc và tính toán cẩn thận để tránh được tối đa tình trạng thừa thải hay thiếu hụt gây ảnh hưởng tới chất lượng và tiến độ thi công.

Chuẩn bị đầy đủ màng HDPE

Chuẩn bị đầy đủ màng HDPE

2.3. Bước 3: Thi công rãnh neo

Trước khi thi công màng chống thấm HDPE bạn cần phải tiến hành đào rãnh neo. Đây là việc làm rất cần thiết và quan trọng mà các đơn vị phải nắm rõ và thực hiện. Độ rộng, sâu của rãnh neo cần được thi công dựa theo thiết kế cụ thể ở bản vẽ kỹ thuật.

Sau khi đã đào xong và đổ đất lên rãnh neo cần tuân theo quy cách bản vẽ để tránh gây hư hỏng tới màng chống thấm sau này.Việc đổ đất được thực hiện ngay sau khi bạn trải màng HDPE để tránh việc sụt lún, làm rách màng khi kéo căng.

Đào rãnh neo dựa theo thiết kế cụ thể trong bản vẽ kỹ thuật

Đào rãnh neo dựa theo thiết kế cụ thể trong bản vẽ kỹ thuật

2.4. Bước 4: Trải màng chống thấm HDPE

Bước tiếp theo của thi công màng chống thấm HDPE là trải vật liệu. Công việc được thực hiện bởi các công nhân có kinh nghiệm và giám sát chặt chẽ, kỹ càng để tránh việc làm thủng màng, đặc biệt là sản phẩm với độ dày thấp dưới khoảng 0,5mm.

Điều kiện thời tiết sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình thi công màng chống thấm HDPE. Nếu như trường hợp thời tiết xấu hay phát sinh ra những vấn đề, rủi ro nào đó ngoài ý muốn thì cần phải cho ngừng việc trải màng HDPE ngay lập tức cho tới khi giải quyết được mọi việc xong xuôi để tránh gây ảnh hưởng tới hiệu quả của sản phẩm về sau.

Tiến hành trải màng HDPE theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

Tiến hành trải màng HDPE theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

2.5. Bước 5: Hàn màng chống thấm

Khi đã trải màng chống thấm HDPE hoàn tất đơn vị thi công tiến hành việc liên kết những tấm màng với nhau dựa theo phương pháp nhiệt. Những mối hàn được thực hiện song song với mái dốc cao nhất, điều này đồng nghĩa với việc hàn dọc chứ không dựa theo phương ngang của mái dốc.

Ở những ngóc ngách hay vị trí không thuận lợi thì bạn nên tối thiểu về các mối hàn. Với những chân mái, mối hàn ngang không nên thực hiện kéo dài quá 1,5mm. Còn với những mái dốc nhỏ hơn 10% không áp dụng quy tắc hàn này.

Hàn màng chống thấm HDPE để tránh xảy ra tình trạng bị rò rỉ

Hàn màng chống thấm HDPE để tránh xảy ra tình trạng bị rò rỉ

2.6. Bước 6: Nghiệm thu công trình

Sau khi đã thi công màng chống thấm HDPE hoàn tất đơn vị sẽ tiến hành kiểm tra, nghiệm thu công trình. Quá trình này cần được thực hiện chặt chẽ, kỹ càng để tránh bỏ sót những lỗi không đáng có.

Nếu trong khi nghiệm thu phát hiện ra bất kỳ lỗi, sai sót nào đơn vị thi công màng chống thấm HDPE cần phải khắc phục lại ngay. Trường hợp đã đảm bảo về mọi yêu cầu lắp đặt sản phẩm thì mới chính thức được đưa vào hoạt động.

Nghiệm thu công trình sau khi hoàn tất quá trình thi công

Nghiệm thu công trình sau khi hoàn tất quá trình thi công

3. Phương pháp hàn phổ biến trong thi công màng chống thấm HDPE

Màng chống thấm HDPE được thiết kế dưới dạng tấm hoặc cuộn với khổ rộng cố định trong khoảng từ 7 - 8m tuỳ thuộc theo từng nhà sản xuất. Để thi công vật liệu ở trên mặt bằng với diện tích rộng hơn 8m người ta phải áp dụng phương pháp hàn nối những tấm này lại với nhau. Theo đó các phương pháp hàn thường được áp dụng như:

3.1. Hàn đùn

Phương pháp hàn đùn thường được áp dụng cho việc sửa chữa, hàn những chi tiết đặc biệt, các góc cạnh hay vị trí liên kết ở những ống thoát nước đối với màng HDPE. Thiết bị chuyên dụng được sử dụng khi thi công là máy hàn nhiệt.

Hàn đùn thường được áp dụng cho những vị trí góc cạnh hay khu vực liên kết ống thoát nước với màng HDPE

Hàn đùn thường được áp dụng cho những vị trí góc cạnh hay khu vực liên kết ống thoát nước với màng HDPE

3.2. Hàn ép nóng

Phương pháp hàn ép nóng trong thi công màng chống thấm HDPE thường được sử dụng cho những tấm màng liền kề, ít dùng trong hàn góc hay những chi tiết nhỏ khác. Thiết bị được dùng là máy hàn ép nóng có chế độ nhiệt cũng như tốc độ có khả năng điều chỉnh dễ dàng.

3.3. Hàn khò

Phương pháp hàn cũng được áp dụng trong thi công màng chống thấm HDPE mà bạn nên biết nữa là hàn khò. Đây là một cách thường được áp dụng ở những vị trí lỗ thủng nhỏ xuất hiện trên vật liệu. Ưu điểm nổi bật của phương pháp là máy hàn nhỏ gọn và rất dễ dàng sử dụng.

Hàn khò thường được thi công ở những vị trí lỗ thủng nhỏ trên vật liệu

4. Lưu ý quan trọng nên nắm vững khi thi công màng HDPE

Có thể thấy việc thi công màng chống thấm HDPE diễn ra tương đối đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian, công sức. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả của sản phẩm cũng như đảm bảo chất lượng công trình sau khi lắp đặt thì bạn nên lưu ý những điều quan trọng ngay dưới đây.

● Quá trình thi công màng chống thấm HDPE cần được thực hiện bởi đội ngũ nhân công có tay nghề cao, kinh nghiệm làm việc cẩn thận, tỉ mỉ và có trách nhiệm để hạn chế được tình trạng bị rách thủng màng ngoài ý muốn.

● Không thi công vật liệu trong điều kiện thời tiết bất lợi như mưa to, gió lớn để tránh những rủi ro không đáng có.

● Đối với khu vực thi công cần được vệ sinh sạch sẽ, bạn có thể sử dụng thêm các loại màng bảo vệ nếu như tại đó có nhiều đá dăm, sỏi, rễ cây…

● Mỗi công đoạn thi công màng chống thấm HDPE đều phải có nhân viên giám sát kỹ càng, chặt chẽ và đảm bảo tuân thủ đúng kỹ thuật. Mọi sai sót cần phải được đánh dấu, báo cáo và thực hiện sửa chữa lại ngay.

● Vị trí các mối hàn cần được kiểm định về chất lượng kỹ càng trước khi đưa vào hoạt động. Lý do là vì đây là những nơi thường dễ gây ra tình trạng rò rỉ các chất độc hại, nguy hiểm ra ngoài môi trường.

Giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công màng chống thấm HDPE

Giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công màng chống thấm HDPE

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ tới bạn quy trình thi công màng chống thấm HDPE đạt chuẩn kỹ thuật. Có thể thấy công việc này không quá khó hay tốn thời gian nhưng bạn phải thực hiện cẩn thận và đúng tiêu chuẩn. Mong rằng với những chia sẻ đưa ra sẽ giúp cho bạn nắm bắt rõ hơn về từng bước để có thể lắp đặt được vật liệu để nó phát huy hết công dụng và khả năng. Đừng quên theo dõi thêm tại GODFENCE để được cập nhật nhiều điều thú vị liên quan tới sản phẩm này nhé.

Các tin khác

0963937586