0963937586
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
0
Góc tư vấn

Móng băng 2 phương và cách phân biệt với móng băng 1 phương

Móng băng 2 phương sở hữu nhiều ưu điểm thích hợp cho đa dạng công trình khác nhau. Để tìm hiểu kỹ hơn về kết cấu trong xây dựng bạn hãy xem bài viết sau.

Móng băng 2 phương hiện đang rất được ưa chuộng trong lĩnh vực xây dựng, thích hợp với nhiều loại công trình khác nhau. Để giúp bạn nắm rõ hơn về đặc điểm, cấu tạo cũng như so sánh với móng băng 1 phương được chuẩn nhất GODFENCE sẽ mang tới những thông tin cụ thể ngay dưới đây.

1. Móng băng 2 phương có nghĩa là như thế nào?

Móng băng 2 phương là loại móng có thiết kế dựa với 2 phương vuông góc với nhau dựa theo chiều rộng và dài của ngôi nhà sao cho tạo thành những ô vuông trông giống với bàn cờ. Loại kết cấu này có nhiều ưu điểm nổi bật, thích hợp cho các công trình mang tải trọng trung bình, lớn ở trên nền đất yếu hoặc những nơi có khả năng sụt lún cao.

Móng băng 2 phương được thiết kế theo hai phương vuông góc nhau của chiều dài và chiều rộng ngôi nhà

Móng băng 2 phương được thiết kế theo hai phương vuông góc nhau của chiều dài và chiều rộng ngôi nhà

Cấu tạo của móng băng 2 phương được chia thành những phần cơ bản như sau:

● Dải móng: Đây là phần chịu lực chính của kết cấu và được bố trí ở những vị trí chịu tải trọng lớn chẳng hạn như dọc theo hàng cột và tường chịu lực.

● Móng đơn: Được bố trí ở những giao điểm của dải móng nhằm góp phần tăng thêm khả năng chịu lực của công trình.

● Đất nền: Là phần đất chịu toàn bộ tải trọng của công trình với khả năng chịu lực cao và có tính ổn định.

Hiện nay bạn dễ dàng bắt gặp móng băng hai phương được thi công tại nhiều công trình khác nhau như:

● Nhà ở dân dụng: Điển hình như tại các căn nhà phố, biệt thự, công trình có nhiều tầng chịu tải trọng lớn. Kết cấu góp phần giúp đảm bảo tính an toàn và ổn định nhất cho công trình trong quá trình sử dụng.

● Công trình công cộng: Thường được xây dựng tại các trường học, bệnh viện có nhiều tầng và nhiều phòng.

● Công trình công nghiệp: Móng băng hai phương có thể sử dụng để xây dựng nhà máy, xí nghiệp, những nơi có nhiều máy móc, thiết bị nặng. Bởi kết cấu giúp đảm bảo khả năng chịu tải cao và tính ổn định cho công trình trong suốt quá trình hoạt động.

2. Phân loại móng băng 2 phương

Để phân loại móng băng 2 phương có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một số loại kết cấu thường được sử dụng nhất trong lĩnh vực xây dựng.

2.1. Phân loại dựa vào chất liệu

Dựa theo chất liệu móng băng 2 phương được phân thành các loại chính như sau.

● Móng băng gạch: Loại kết cấu này thích hợp nhất cho các công trình xây dựng dân dụng từ lâu đời. Khi đó móng băng sẽ được làm từ những viên gạch xếp chồng lên với nhau và được liên kết chắc chắn thông qua vữa xi măng.

● Móng băng 2 phương bê tông cốt thép: Kết cấu này có khả năng chịu được tải trọng cao hơn và thường dùng thép cốt nhằm gia cường cho độ cứng cũng như độ bền của móng.

Móng băng hai phương bê tông cốt thép với khả năng chịu được tải trọng cao

Móng băng hai phương bê tông cốt thép với khả năng chịu được tải trọng cao

2.2. Phân loại móng băng 2 phương dựa vào tính chất

Phân loại móng băng 2 phương dựa vào tính chất bao gồm có.

● Móng cứng: Đây là loại móng băng 2 phương với độ cứng cao, có khả năng chịu lực lớn và thường ứng dụng cho những công trình có tải trọng lớn hoặc đất nền yếu.

● Móng mềm: Loại kết cấu này được thiết kế linh hoạt hơn và phù hợp với những công trình thường xuyên xảy ra động đất hay môi trường đất đỏ. Móng có khả năng thích ứng được với biến động của đất rất tốt.

● Móng kết hợp: Đây là loại móng kết hợp giữa móng mềm với móng cứng giúp tạo nên những giải pháp linh hoạt, giữ được độ ổn định cũng như khả năng chịu tải cao.

3. Những ưu và nhược điểm cơ bản nhất của móng băng 2 phương

Để có thể đưa ra những quyết định có nên sử dụng móng băng 2 phương cho công trình xây dựng của mình hay không bạn đừng bỏ qua ưu và nhược điểm dưới đây.

3.1. Ưu điểm

Đối với móng băng 2 phương mang nhiều ưu điểm vượt trội có thể kể tới là:

● Kết cấu góp phần làm tăng khả năng liên kết giữa các loại cột và tường dựa theo phương thẳng đứng thông qua khối thống nhất, từ đó giảm thiểu về hiện tượng sụt lún hay bị lệch giữa các cột.

● Diện tích móng băng 2 phương tiếp xúc với nền đất rộng hơn so với móng đơn nên sẽ phân bổ đều về tải trọng công trình xuống nền đất và giảm thiểu áp lực lên phía đáy móng.

● Kết cấu thi công dễ dàng tại nhiều vị trí địa chất xấu hay có tính ổn định kém như đất nền yếu, đất sét pha, đất có mạch nước ngầm…

● Giá thành tương đối rẻ cùng với thời gian thi công nhanh chóng hơn so với nhiều loại kết cấu khác.

Sử dụng loại kết cấu này giúp tăng khả năng liên kết giữa cột và tường theo phương thẳng đứng

Sử dụng loại kết cấu này giúp tăng khả năng liên kết giữa cột và tường theo phương thẳng đứng

3.2. Nhược điểm

Mặc dù được ứng dụng nhiều bởi ưu điểm vượt trội nhưng móng băng 2 phương vẫn đang còn tồn tại vài nhược điểm mà bạn nên nắm được dưới đây.

● Sức chịu tải của móng băng 2 phương chủ yếu phụ thuộc vào lớp đất nằm tại vị trí dưới móng. Do đó kết cấu chỉ nên áp dụng tại các công trình mang tải trọng trung bình.

● Đây thuộc vào hệ thống móng nông nên tính ổn định cũng như khả năng chống trượt kém bởi chiều sâu chôn móng bị hạn chế.

● Khi thi công móng băng 2 phương tại những nơi có mạch nước ngầm sâu bạn cần áp dụng thêm những biện pháp xử lý chống thấm nước tốt.

4. Phân biệt giữa móng băng 2 phương với móng băng 1 phương

Nhiều người vẫn còn đang bị nhầm lẫn giữa móng băng 2 phương với móng băng 1 phương. Theo đó để giúp bạn dễ dàng nhận biết hai loại kết cấu này chúng tôi sẽ đưa ra vài thông tin so sánh cơ bản dưới đây.

4.1. Điểm giống nhau

Cả móng băng 2 phương với 1 phương đều được ứng dụng rất phổ biến ở trong lĩnh vực xây dựng. Chúng đều thuộc loại kết cấu nông, được chôn sâu ở dưới lòng đất tầm 1,5 - 2m mang hình dạng như dải dài chạy theo 1 hay 2 phương của công trình.

Loại móng băng được chôn sau dưới lòng đất khoảng tầm 1,5 - 2m theo hình dạng dải dài

Loại móng băng được chôn sau dưới lòng đất khoảng tầm 1,5 - 2m theo hình dạng dải dài

4.2. Điểm khác nhau

Để phân biệt được móng băng 1 phương với 2 phương bạn hãy dựa vào những điểm khác nhau cơ bản như sau.

4.2.1. Về hướng chịu lực

Đối với móng băng 1 phương chỉ chịu lực theo 1 phương nhất định, thông thường là phương chiều rộng của ngôi nhà. Kết cấu được sử dụng cho những công trình với chiều dài lớn, chiều rộng nhỏ hoặc tạ nơi có đất nền chịu lực tốt.

Trong khi đó móng băng 2 phương chịu lực theo cả 2 phương chiều dài và rộng của công trình. Kết cấu thích hợp với các công trình mang chiều rộng, chiều  dài lớn hoặc những nơi có đất nền chịu lực kém.

Móng băng 2 phương chịu lực theo cả hai hướng chiều dài và rộng của ngôi nhà

Móng băng 2 phương chịu lực theo cả hai hướng chiều dài và rộng của ngôi nhà

4.2.2. Về bố trí móng

Móng băng 1 phương thường được bố trí song song với nhau và có độ cách nhau theo một khoảng nhất định. Khoảng cách này được tính phụ thuộc theo chiều cao móng, tải trọng của ngôi nhà cũng như khả năng chịu lực của đất nền.

Móng băng 2 phương thường được bố trí dưới dạng lưới, những dải móng song song nhau theo cả 2 phương. Khoảng cách giữa những dải móng phụ thuộc nhiều yếu tố như chiều cao móng, tải trọng công trình và khả năng chịu lực đất nền.

Bố trí móng 2 phương dưới dạng lưới và các dải móng song song với nhau

Bố trí móng 2 phương dưới dạng lưới và các dải móng song song với nhau

4.2.3. Điểm khác biệt khác

Ngoài những tiêu chí cơ bản trên giữa móng băng 1 phương với 2 phương còn có vài đặc điểm khác biệt như sau.

● Lượng vật liệu: Đối với kết cấu 1 phương thường sẽ sử dụng ít vật liệu hơn so với 2 phương.

● Chi phí: Thi công móng băng 1 phương có chi phí rẻ hơn so với móng 2 phương.

● Kích thước: Móng băng 2 phương có kích thước lớn hơn kết cấu 1 phương.

Vật liệu sử dụng cho kết cấu hai phương nhiều hơn so với loại 1 phương

Vật liệu sử dụng cho kết cấu hai phương nhiều hơn so với loại 1 phương

5. Nên lựa chọn loại kết cấu 1 hay 2 phương?

Việc lựa chọn móng băng 1 hay 2 phương sẽ được căn cứ dựa trên những yếu tố dưới đây.

● Kích thước, hình dạng của ngôi nhà: Với những ngôi nhà với chiều rộng nhỏ và chiều dài lớn,chẳng hạn như nhà ống bạn nên sử dụng móng 1 phương. Ngược lại với các công trình có cả chiều dài và chiều rộng đều lớn bạn nên sử dụng loại móng băng 2 phương.

● Tải trọng công trình: Những công trình có tải trọng lớn, trung bình thường được sử dụng móng băng 2 phương.

● Khả năng chịu lực của đất nền: Móng băng 1 phương thích hợp cho những công trình có đất nền chịu lực tốt. Còn với kết cấu 2 phương thì nên sử dụng cho đất nền chịu lực kém hơn.

Như vậy qua chia sẻ trên có thể thấy được việc đưa ra quyết định nên lựa chọn móng băng 1 phương hay 2 phương dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu như có thể bạn hãy tìm hiểu kỹ càng thông tin liên quan tới địa chất, địa lý, địa kỹ thuật, môi trường… của khu vực xây dựng để đưa ra lựa chọn thích hợp nhất. Bên cạnh đó bạn cũng cần phải tham khảo ý kiến từ phía các chuyên gia, kiến trúc sư cùng với kỹ sư xây dựng… để từ đó được tư vấn chuyên nghiệp và chính xác hơn.

Lựa chọn móng băng hai hay một phương dựa theo nhiều yếu tố khác nhau

Lựa chọn móng băng hai hay một phương dựa theo nhiều yếu tố khác nhau

Qua chia sẻ trên chắc hẳn đã giúp cho bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về móng băng 2 phương cũng như cách phân biệt với kết cấu 1 phương. Có thể thấy đây là loại móng mang nhiều ưu điểm vượt trội nhưng để lựa chọn được kết cấu chất lượng bạn phải tuân thủ theo nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy đừng quên liên hệ tới GODFENCE để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ lựa chọn thích hợp nhất.

Các tin khác

0963937586