0963937586
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
0
Góc tư vấn

Sơn tĩnh điện có bền không? Đánh giá chi tiết về sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện có bền không? Độ bền của sơn tĩnh điện được đánh giá rất cao và thường cao hơn nhiều loại sơn khác nên đang được rất nhiều người lựa chọn.

Công nghệ sơn phát triển kéo theo nhiều loại sơn được ra đời. Tuy nhiên hiện nay thị trường đang rất ưa chuộng công nghệ sơn tĩnh điện. Vậy sơn tĩnh điện có bền không? Ứng dụng của nó như thế nào? Bài viết hôm nay hãy cùng Godfence tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về công nghệ sơn này nhé.

Hàng rào sơn tĩnh điện

Hàng rào sơn tĩnh điện

1. Thế nào là sơn tĩnh điện?

Sơn tĩnh điện đó là một công nghệ sơn rất phổ biến trên thị trường hiện và được thực hiện dựa theo nguyên lý điện tử để giúp tạo nên độ bám dính chắc chắn cho màng sơn. Nguyên lý này sẽ được thực hiện dựa vào bột sơn tĩnh điện mang điện tích dương và bề mặt của kim loại mang điện tích âm.

Sơn tĩnh điện sử dụng phổ biến trong việc tạo nên lớp sơn hoàn thiện cứng và nó có đặc điểm là cứng hơn so với những dòng sơn thông thường khác. Chính vi đặc điểm này mà sơn tĩnh điện sẽ được sử dụng để phủ kim loại. Thường thấy trong việc thiết kế gia công thiết bị gia dụng, trong các bộ phận của dòng xe ô tô, xe máy, xe đạp,...

Sơn tĩnh điện được sản xuất dưới dạng hỗn hợp bột lấy từ bột sơn gồm có nhiều nguyên liệu khác nhau. Có thể kể đến như hợp chất polymer hữu cơ, chất làm đều màu, bột màu, curatives và một số loại phụ gia khác. Tất cả nguyên liệu trên sẽ được hòa trộn lại với nhau và được nung nóng chảy để tạo ra một hỗn hợp đồng nhất và được làm nguội để nghiền thành bột mịn. Người ta gọi bột mịn này là bột sơn tĩnh điện.

Nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện đó là tạo ra một lớp phủ trên bề mặt của vật liệu nhờ vào súng phun sơn. Khi đó lớp sơn đã được tích điện sẽ được phun lên bề mặt và được mang đi nung nóng. Khi bột sơn chảy ra sẽ bám vào bề mặt của vật liệu và tạo thành một liên kết rất bền vững.

Có 4 loại bột sơn tĩnh điện phổ biến đang có trên thị trường đó là bóng, mờ, cát và nhăn. Những loại bột sơn này đều có thể sử dụng trong nhà hoặc ngoài trời.

Sơn tĩnh điện là công nghệ phun sơn hiện đại và phổ biến hiện nay

Sơn tĩnh điện là công nghệ phun sơn hiện đại và phổ biến hiện nay

2. Phân loại sơn tĩnh điện như thế nào

Trước khi trả lời cho câu hỏi sơn tĩnh điện có bền không chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các loại sơn tĩnh điện có mặt trên thị trường. Bởi mỗi loại sơn tĩnh điện sẽ có độ bền khác nhau. Chẳng hạn như:

2.1. Phân loại sơn tĩnh điện dựa theo tính chất

● Dựa vào tính chất của sơn tĩnh điện sẽ được phân thành 2 loại đó là:
Sơn tĩnh điện khô: Bột sơn này thường được sử dụng trong việc sơn các kim loại như sắt, thép, inox…

● Sơn tĩnh điện ướt: Bột sơn thường được dung môi làm sơn cho gỗ, nhựa và một vài kim loại.

2.2. Phân loại sơn tĩnh điện dựa theo chức năng

Dựa theo chức năng sơn tĩnh điện cũng được phân thành 5 loại khác nhau đó là:

● Bột sơn Polyester: Loại sơn tĩnh điện này được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Ưu điểm nổi bật nhất của nó chính là độ bền cao và có khả năng chịu được tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời.

● Bột sơn Acrylic: Dạng bột sơn này thường dùng trong lớp sơn trong giúp mang tới độ mịn màng cao cho bề mặt và kháng lại hóa chất, chống ăn mòn tốt.
Bột sơn Epoxy: Dạng bột sơn tĩnh điện này thường sử dụng trong việc sơn bề mặt giúp chống va đập, chống bám dính và bị xói mòn.

● Bột sơn Fluoropolymer: Loại sơn tĩnh điện này thường được ứng dụng để sơn ngoài trời.

● Bột sơn Hybrid: Đây là loại sơn tĩnh điện có chi phí thấp và được sử dụng trong việc sơn trên nhiều bề mặt vật liệu khác nhau.

Bột sơn Polyester đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Bột sơn Polyester đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay

3. Ưu và nhược điểm của sơn tĩnh điện

Để trả lời được cho thắc mắc sơn tĩnh điện có bền không thì bạn không nên bỏ qua những ưu và nhược điểm mà công nghệ sơn này mang lại. Dưới đây chúng tôi sẽ điểm qua về một số ưu và nhược điểm của sơn tĩnh điện cho các bạn tham khảo?

3.1.  Ưu điểm nổi bật của sơn tĩnh điện

So với những dòng sơn thông thường, sơn tĩnh điện mang tới nhiều ưu điểm nổi bật và ngày càng được lựa chọn nhiều hơn. Một vài ưu điểm của sơn tĩnh điện có thể kể đến đó là:

● Mang giá trị về mặt kinh tế cao: Bởi khả năng sử dụng triệt để sơn tĩnh điện lên tới 99%. Nếu trong quá trình phun sơn mà dư bột sơn thì vẫn có thể thu hồi và tái sử dụng lại. Đồng thời khi sơn không cần phải sơn lót và những vùng bị ảnh hưởng bởi quá trình phun sơn cũng sẽ được làm sạch đơn giản hơn. So với nhiều loại sơn khác thì sơn tĩnh điện cũng có giá thành rẻ hơn giúp người dùng tối ưu được chi phí sử dụng.

● Đặc tính sử dụng của sơn: Mọi quy trình phun sơn tĩnh điện sẽ được thực hiện tự động hóa nhờ vào việc dùng hệ súng phun sơn tự đồng. Điều này vừa mang tới sự tiện lợi vừa giúp tiết kiệm thời gian, công sức khi phun sơn. Đặc biệt nếu bị bột sơn bám vào người thì không cần phải sử dụng tới dung môi mà bạn vẫn có thể vệ sinh được dễ dàng và sạch sẽ nhất.

● Chất lượng vượt trội: Tuổi thọ của sơn tĩnh điện khá là cao và rất ít khi bị tác động bởi một số tác nhân hóa chất, hóa học hay chịu ảnh hưởng bởi thời tiết.

● Thân thiện với môi trường: Đặc điểm của sơn tĩnh điện đó chính là không sử dụng những loại dung môi hoặc các hợp chất hữu cơ, vì vậy sẽ rất an toàn với môi trường và giúp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công. Chất thải thì sẽ được xử lý và phân hủy nên không gây nguy hại tới môi trường.

● Độ bền cao: Khi đóng rắn, những lớp sơn tĩnh điện sẽ có nhiệm vụ tạo thành một lớp bảo vệ cực kỳ cứng và cứng hơn so với nhiều loại sơn khác. Điều này sẽ mang tới độ bền cao cho những sản phẩm được phun sơn.

 

Sơn tĩnh điện có chất lượng vượt trội, thân thiện với môi trường

Sơn tĩnh điện có chất lượng vượt trội, thân thiện với môi trường

3.2. Nhược điểm của sơn tĩnh điện

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng sơn tĩnh điện cũng không tránh khỏi việc tồn tại một số nhược điểm. Chẳng hạn như:

● Có sự thay đổi về màu sắc: Sơn tĩnh điện có thể tái sử dụng vì vậy những hạt bột sơn trong quá trình không sử dụng được thu gom và sử dụng lại thường sẽ bị trộn lẫn với nhau. Như vậy sẽ khiến cho việc kết hợp màu không có độ chính xác cao.

● Chi phí xây dựng hệ thống cao: Khi phun sơn tĩnh điện đòi hỏi phải có súng phun và bộ nguồn nén khí. Ngoài ra cũng cần chuẩn bị thêm lò sấy khô và một nguồn điện với điện áp lớn giúp súng phun hoạt động. Vì vậy sẽ khiến cho việc đầu tư chi phí ban đầu cao.

● Đòi hỏi nhân công có nhiều kinh nghiệm: Những người làm trong hệ thống phun sơn tĩnh điện đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm và nắm được mọi quy trình phun sơn. Khi đó đơn vị cần phải bỏ ra một nguồn chi phí cho việc tìm kiếm và đào tạo nhân công.

Phun sơn tĩnh điện đòi hỏi nhân công có tay nghề và kinh nghiệm cao

Phun sơn tĩnh điện đòi hỏi nhân công có tay nghề và kinh nghiệm cao

3. Sơn tĩnh điện có bền không?

Với những chia sẻ về ưu và nhược điểm ở trên chắc phần nào cũng trả lời được cho câu hỏi sơn tĩnh điện có bền không. Có thể thấy rằng phun sơn tĩnh điện sẽ mang tới độ bền chắc cao hơn so với nhiều loại sơn thông thường. Lớp sơn có khả năng bám chắc chắn trên bề mặt của sản phẩm, giúp chống được mài mòn, bong tróc và hoen gỉ.

Đồng thời sơn tĩnh điện sẽ giúp mang tới độ đồng đều cao hơn so với nhiều loại sơn thường. Chẳng hạn như phun sơn tĩnh điện sẽ giúp xác định được độ dày đạt tiêu chuẩn, khi phun sơn sẽ không xảy ra tình trạng chỗ quá dày chỗ quá mỏng. Nhờ đó mà lớp sơn cũng sẽ bám chắc hơn và có độ sáng bóng hơn.

Màu sắc sơn tĩnh điện cũng khá là đa dạng và chất lượng sơn luôn đạt tiêu chuẩn cao nhất để mang tới một sản phẩm bền đẹp theo thời gian.

Sơn tĩnh điện được đánh giá cao về độ bền

Sơn tĩnh điện được đánh giá cao về độ bền

4. Ứng dụng phổ biến của sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện được hoạt động phần lớn dựa vào nguyên lý tĩnh điện trong vật lý hiện đại. Vì vậy nó phù hợp với những vật liệu kim loại và thường được ứng dụng trên các thiết bị máy móc công nghiệp hoặc trong các gia đình.

● Đặc biệt ngày nay sơn tĩnh điện còn được ứng dụng rất nhiều trong ngành nhôm kính. Phần đa những loại nhôm có mặt trên thị trường đều rất phù hợp với phun sơn tĩnh điện. Ngoài ra còn có rất nhiều ứng dụng khác của sơn tĩnh điện mà các bạn có thể điểm qua như:
Sơn tĩnh điện được ứng dụng trong việc phun sơn kệ sắt thép mạ kẽm, phun sơn hàng rào mạ kẽm, phun sơn khung cửa sắt hay cổng nhôm.

● Sơn tĩnh điện được ứng dụng đối với ngành công nghệ ô tô, xe máy. Chẳng hạn như trong việc phun sơn khung xe, nắp capo, mâm xe, phần tay nắm cửa, hệ thống tản nhiệt, bộ lọc…

● Sơn tĩnh điện được ứng dụng trong sản xuất thiết bị gia dung như phun sơn bề mặt trước và bề mặt xung quanh của máy giặt, tủ lạnh, các vỏ cục nóng của điều hòa, máy lạnh, máy nước nóng, lò vi sóng….

● Sơn tĩnh điện ứng dụng trong trang trí nhà cửa: Phun sơn khung cửa ra vào, cửa sổ, một số đồ nội thất, lan can, trụ, hàng rào…

Phun sơn tĩnh điện được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

Phun sơn tĩnh điện được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

Bài viết trên là một số thông tin có liên quan tới sơn tĩnh điện mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với các bạn để giúp trả lời câu hỏi sơn tĩnh điện có bền không. Có thể thấy rằng so với những loại sơn khác thì sơn tĩnh điện có độ bền vượt trội theo thời gian và mang tới nhiều lợi ích cho người sử dụng. Vì vậy hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn có thêm thông tin bổ ích và lựa chọn được loại sơn phù hợp nhất.

Để được tư vấn thêm về sơn tĩnh điện các bạn hãy liên hệ ngay cho Godfence nhé, đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Các tin khác

0963937586