0963937586
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
0
Góc tư vấn

Quy trình thi công nhà xưởng tiền chế A - Z

Thi công nhà xưởng tiền chế không hề đơn giản đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ trong từng khâu đảm bảo chất lượng công trình, tuổi thọ cũng như hiệu năng sử dụng

Nhà xưởng tiền chế đang là xu hướng chọn lựa của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian thi công, tối ưu chi phí mà còn dễ dàng mở rộng xưởng sản xuất. Để biết rõ về quy trình thi công nhà xưởng tiền chế A - Z quý bạn đọc hãy theo dõi các nội dung thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu kết cấu nhà xưởng tiền chế

Trước khi tìm hiểu về quy trình thi công công nhà xưởng tiền chế bạn cần phải biết được kết cấu của kiểu nhà xưởng này như thế nào để biết nhà xưởng khung thép của mình đang thi công đến đâu, khi nào hoàn thành. Nhà xưởng tiền chế là loại nhà xưởng được xây dựng với khung trụ là vật liệu thép, tấm tạo hình cùng nhiều thành phần cơ bản khác, được thiết kế và lắp đặt dựa theo kỹ thuật có sẵn.

Nhà xưởng tiền chế gồm nhiều hạng mục khác nhau

Nhà xưởng tiền chế gồm nhiều hạng mục khác nhau

Toàn bộ kết cấu thép của nhà xưởng được sản xuất đồng bộ rồi được vận chuyển tới vị trí công xưởng để lắp đặt. Để có một nhà xưởng tiền chế hoàn chỉnh sẽ phải trải qua 3 giai đoạn chính đó là thiết kế - gia công cấu kiện - thi công lắp đặt nhà xưởng tiền chế.

Kết cấu của nhà xưởng khung thép tiền chế sẽ bao gồm:

1.1. Hệ kết cấu móng

Nhà xưởng khung thép có kết cấu móng là bê tông cốt thép, có tác dụng truyền tải trọng lực từ bên trên xuống nền đất cứng ở phía dưới. Móng được sử dụng cho nhà xưởng tiền chế có thể là móng đơn, móng băng, móng bè hay mọc cọc tùy theo yêu cầu xây dựng và tải trọng kỹ thuật của công trình.

Trước khi đổ bê tông, bulong neo sẽ được liên kết chính xác và chắc chắn vào hệ thép móng. Lắp đặt bulong đòi hỏi sự chính xác cao để đảm bảo việc lắp đặt các cấu kiện cột, kèo thép chính xác khi thi công nhà xưởng tiền chế.

1.2. Nền nhà xưởng

Nền nhà xưởng bê tông sẽ được đổ bê tông, phía dưới là lớp base và cát đã được đầm chặt. Chiều dày của bê tông sẽ phụ thuộc vào tải trọng của máy móc, xe di chuyển trong nhà xưởng tùy theo yêu cầu của từng doanh nghiệp. Mặt nền sẽ được đánh bóng xi măng hoặc sơn Epoxy để đảm bảo bề mặt sàn nhẵn, bóng.

1.3. Hệ khung kết cấu chính

Hệ khung kết cấu chính nhà xưởng tiền chế

Hệ khung kết cấu chính nhà xưởng tiền chế

Hệ khung kết cấu chính của nhà xưởng tiền chế khung thép đó là cột, dầm và vì kèo thép. Trong đó, cột và vì kèo là cấu tạo chính của nhà xưởng tiền chế, thực hiện nhiệm vụ chịu lực nên được thiết kế đặc biệt dạng thép hình chữ H hay cấu tạo dạng dàn. Liên kết giữa cột và vì kèo thường bằng bản mã cùng với các bulong tạo sự chắc chắn, vững chãi để có thể chịu được nhịp lớn lên đến 100m.

1.4. Cửa trời và mái Canopy

Cửa trời được đặt ở trên đỉnh nhà xưởng có tác dụng thông gió giúp cho nhà xưởng luôn thông thoáng. Mái Canopy là hệ mái sảnh có tác dụng che nắng, che mưa tại vị trí cửa đi, cửa sổ. Mái Canopy được thiết kế từ các vật liệu như thép tổ hợp lợp tôn, mái kính, mái Canopy tấm polycarbonate, mái Canopy aluminium,...

1.5. Xà gồ, hệ giằng mái, giằng cột, giằng xà gồ

Xà gồ sử dụng cho nhà xưởng tiền chế thường là thép mạ kẽm, dạng chữ C, Z,....Khoảng cách xà gồ từ 1 -1.5 mét được liên kết với nhau bằng khung chính có tác dụng đỡ hệ mái tôn ở bên trên.

Xà gồ, hệ giằng mái, giằng cột, giằng xà gồ

Xà gồ, hệ giằng mái, giằng cột, giằng xà gồ

Hệ giằng mái, giằng cột dù chiếm khối lượng không nhiều nhưng lại giữ vai trò quan trọng không thể thiếu của kết cấu nhà xưởng khung thép tiền chế. Hệ giằng có tác dụng làm tăng sự ổn định của hệ khung chính khi lắp đặt và sử dụng. Có rất nhiều hệ kết cấu nhà xưởng bị biến dạng khi bỏ qua hệ giằng.

1.6. Tôn che và vật liệu cách nhiệt

Hiện nay, có 3 loại tôn che phổ biến đó là tôn 3 lớp cách nhiệt, tôn thường 1 lớp, tôn lấy sáng. Tôn che mái trong nhà xưởng thường sử dụng loại 1 lớp mạ màu để tránh ăn mòn, tăng tính thẩm mỹ. Tôn mái thường lại có thêm một lớp cách nhiệt bằng túi khí hoặc lớp bông thủy tinh có tác dụng chống nóng, chống ồn.

1.7. Tấm bao che, định hình nhà xưởng

Khi đã có khung chính và mái lợp, vách bao che sẽ giúp cho nhà xưởng tiền chế đẹp hơn. Gạch truyền thống sẽ được sử dụng làm tường, vách ngăn cho phân xưởng sản xuất. Thế nhưng, gạch được làm từ đất sét trải qua quá trình nung đốt làm hao tốn nhiên liệu ảnh hưởng đến việc bảo vệ môi trường. Bởi vậy, ngày nay người ta thường sử dụng các tấm xi măng có sẵn để thay thế gạch truyền thống. Tấm xi măng có trọng lượng nhẹ giúp giảm áp lực tải trọng lên công trình.

2. Thi công nhà xưởng tiền chế A - Z

Tùy theo từng yêu cầu của doanh nghiệp mà quá trình thi công nhà xưởng tiền chế sẽ khác nhau. Về cơ bản, thi công nhà xưởng tiền chế được thực hiện như sau

2.1. Thi công nền móng nhà xưởng

Sau khi nhận bàn giao mặt bằng, nhà thầu xây dựng sẽ thi công phần móng theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật. Trước khi đổ bê tông móng cần phải khớp nối với việc đặt bulông móng để lên kết với hệ cột của nhà xưởng. Khi đổ bê tông móng xong sẽ tiến hành đổ đất, lu lèn đất nền theo đúng yêu cầu bản vẽ. Đồng thời, chuẩn bị mặt bằng cho việc tập kết, lắp dựng kết cấu thép nhà xưởng.

Thi công phần móng nhà xưởng tiền chế

Thi công phần móng nhà xưởng tiền chế

2.2. Sản xuất cấu kiện thép cho nhà xưởng

Giai đoạn sản xuất cấu kiện thép cho nhà xưởng tại nhà máy sẽ được thực hiện song song với giai đoạn thi công móng. Để sau khi phần móng hoàn thiện có đủ cường độ thì vận chuyển khung thép đã sản xuất để lắp đặt, đẩy nhanh tiến độ thi công.

Vật tư sẽ được vận chuyển tới vị trí thi công. Trong quá trình giao nhận vật tư sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra như sai vật tư, thiếu vật tư, sai về các loại bulong,...Vậy nên, bạn hãy kiểm tra thật cẩn thận.

Sản xuất và vận chuyển cấu kiện đến vị trí nhà xưởng thi công

Sản xuất và vận chuyển cấu kiện đến vị trí nhà xưởng thi công

2.3. Thi công nhà xưởng khung thép

Sau khi các linh kiện khung thép được vận chuyển từ nhà máy đến công trình sẽ tiến hành lắp dựng theo bản vẽ kỹ thuật thiết kế nhà xưởng. Các mảnh khung thép sẽ được lắp đặt trước, xà gồ và cáp giằng sẽ lắp dựng sau khi hoàn thành việc lắp dựng khung thép.

Thi công lắp đặt

Thi công lắp đặt

2.4. Thi công vỏ bao che nhà xưởng

Vỏ bao che nhà xưởng có thể được làm từ gạch, mái tôn hoặc nhiều vật liệu khác. Bước đầu của công đoàn thi công vỏ bao che nhà xưởng đó là xây tường sau đó sẽ thi công phần mái che nhà xưởng tiền chế.

2.5. Thi công hạ tầng

● Thực hiện lu lèn nền đường bởi khu vực nhà xưởng luôn có các loại xe tải trọng lớn di chuyển ra/vào liên tục.

● Lắp đặt đường ống thoát nước.

● Bảo dưỡng bê tông nền đường, cắt ron chống nứt.

Đổ nền xưởng nhà thép tiền chế

Đổ nền xưởng nhà thép tiền chế

2.6. Thi công hệ thống kỹ thuật

Hệ thống kỹ thuật sẽ bao gồm hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc, điện nước, hệ thống phục vụ sản xuất,...

● Thi công bể chứa nước ngầm phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy

● Lắp đặt hệ thống chữa cháy để sử dụng khi khẩn cấp

● Đi âm đường truyền hệ thống thông tin liên lạc

2.7. Hoàn thiện dự án thi công xây dựng nhà xưởng tiền chế

● Kẻ vạch phân làn giao thông trong xưởng

● Đóng trần thạch cao văn phòng

● Trồng thêm cây xanh

● Dọn dẹp vệ sinh và bàn giao cho chủ đầu tư

Dọn dẹp và bàn giao cho khách hàng

Dọn dẹp và bàn giao cho khách hàng

3. Báo giá thi công nhà xưởng tiền chế mới nhất

Đơn giá thi công nhà xưởng tiền chế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau chẳng hạn như diện tích, quy mô nhà xưởng, khung kèo cột, nền nhà xưởng,...Giữa các đơn vị thi công nhà xưởng tiền chế cũng có sự khác biệt về giá cả.

● Đơn giá nhà xưởng khung thép tiền chế hệ vượt nhịp từ 20-30m: 1.600.000 - 2.500.000 đồng/m2

● Đơn giá áp dụng cho nhà kho, nhà xưởng đơn giản dưới 1500m2, độ cao dưới 7.5 mét, cột xây dựng lõi thép hoặc cột bê tông, kèo thép v, sắt hộp, vách xây tường 100mm, vách tole, mái tole: 1.300.000 - 1.500.000 đồng/m2

● Đơn giá thi công nhà xưởng tiền chế, nhà kho có xà gồ C dày 1.8 -2 mm, sắt hộp 5x10, 6x12, cột I200 - I300; thép đặc làm kèo, bản mã, cáp căng, mái tole dày 4,5 zem,...có giá từ 450.000 - 1.200.000 đồng/m2.

Đơn giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, thay đổi liên tục theo thời gian và phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Để đảm bảo chất lượng hạng mục nhà xưởng tiền chế, tối ưu hóa chi phí thì bạn nên lựa chọn đơn vị thi công uy tín; so sánh giá giữa các đơn vị để có sự chọn lựa tốt nhất.

4. Đơn vị thi công nhà xưởng tiền chế uy tín, giá tốt

Thay vì phải đau đầu, tính toán thi công nhà xưởng tiền chế như thế nào thì bạn hãy cân nhắc lựa chọn dịch vụ thi công trọn gói. Một trong những địa chỉ được nhiều người tin tưởng lựa chọn đó là Godfence. Đây là đơn vị uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm, nhận được nhiều đánh giá tích cực của khách hàng.

Đơn vị thi công nhà xưởng tiền chế uy tín, giá tốt

Đơn vị thi công nhà xưởng tiền chế uy tín, giá tốt

Đội ngũ kỹ sư, nhân sự thi công nhà xưởng tiền chế nhiều nhiều kinh nghiệm, luôn đưa ra giải pháp thi công phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Tiến độ thi công và chất lượng nhà xưởng khung thép luôn được đảm bảo. Đơn giá thi công nhà xưởng tiền chế cạnh tranh, không phát sinh bất kỳ khoản chi phí nào. Khi sử dụng trọn gói dịch vụ thi công nhà xưởng tiền chế tại Godfence quý khách hàng sẽ nhận được mức ưu đãi hấp dẫn.

Trên đây là các thông tin về thi công nhà xưởng tiền chế, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Để được tư vấn và báo giá trực tiếp, quý bạn đọc hãy liên hệ tới hotline 0963937586, nhân viên tư vấn Godfence sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.

Các tin khác

0963937586