0963937586
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
0
Góc tư vấn

Quá trình sản xuất vải không dệt? Ưu điểm, ứng dụng tuyệt vời của sản phẩm

Vải không dệt được sản xuất như thế nào? Những thông số tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng của sản phẩm này như thế nào? Ứng dụng của lớp vải địa kỹ thuật ra sao?

Vải không dệt được sản xuất như thế nào? Những thông số tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng của sản phẩm này như thế nào? Ứng dụng của lớp vải địa kỹ thuật ra sao? Tất cả thông tin sẽ được chúng tôi chia sẻ dưới đây bạn có thể tham khảo nhé!

Quá trình sản xuất vải không dệt

Quy trình sản xuất vải không dệt

Để tạo ra được những lớp vải không dệt đảm bảo chất lượng, quy trình sản xuất sản phẩm tuân thủ theo đúng các bước sau:

Từ những hạt nhựa PE và PP được thu gom trong quá trình sản xuất dầu mỏ, người ta sẽ tiến hành nung chảy sau đó cấp vào nguồn của các đầu phun dạng kích thước nhỏ nhằm tạo thành xơ. Có hai loại xơ được tạo ra:

- Xơ ngắn là loại xơ được cắt ngắn theo kích thước nhất định, nó có nếp gấp liên kết không định hình với nhau tạo thành vải địa kỹ thuật.

- Xơ dài được tạo thành từ quá trình phun liên tục từ đầu phun. Không giống như xơ ngắn, sợi xơ dài được xếp lớp liên tục, xuyên kim và tạo ra thành phẩm một cách liên tục và hoàn toàn khép kín.

Xơ vải địa sau khi được tạo thành sẽ đánh bông, xếp lớp trước khi tiến hành xuyên kim. Vải được xếp với số lượng khác nhau sẽ tạo ra loại vải địa kỹ thuật khác nhau. Lớp xơ xếp chồng lên nhau càng nhiều thì khả năng chịu lực của vải càng lớn, trọng lượng của nó cũng càng cao.

Quá trình xuyên kim vải địa kỹ thuật thường gồm ba bàn. Một bàn xuyên kim từ trên xuống, một bàn xuyên kim từ dưới lên và một bàn xuyên kim theo cả hai hướng. Tiếp đến là quá trình ép nhiệt ở nhiệt độ cao nhằm định hình các sợi xơ chứ không làm ảnh hưởng đến tính chất vật lý, cơ học của sản phẩm.

Những thông số tiêu chuẩn của vải không dệt

Tiêu chuẩn vải không dệt ART

Đối với vải không dệt thì thông số tiêu chuẩn quan trọng nhất là cường lực chịu kéo. Nó có công dụng chính trong việc tăng cường lực cho nền đất yếu. Dòng vải nào cường lực chịu kéo tốt thì tính năng, chất lượng của sản phẩm càng cao.

Hệ số thấm

- Hệ số thấm của vải không dệt cũng là tiêu chí cực kỳ quan trọng. Vì dòng vải này được tạo thành bằng phương pháp xuyên kim nên các sợi xơ có thể dẫn nước thẩm thấu hiệu quả. 

Cát là vật liệu có hệ số thấm cao nhất trong số các vật liệu bổ sung cho nền đất yếu. Tuy nhiên hệ số thẩm của vải không dệt lại cao hơn cát. Điều đó có nghĩa rằng, đây là vật liệu thoát nước siêu nhanh, liên tục, không hề bị ùn ứ, không hề bị ngưng đọng.

Kích thước lỗ

Kích thước lỗ: Đây là thông số đánh giá khả năng giữ vật liệu mịn và khả năng thoát nước của vải địa không dệt. Hiện nay, cơ bản các loại vải địa đều được sản xuất với kích thước lỗ vừa đủ, đủ không cho các lớp vật liệu mịn lọt qua lại vừa đủ để nước thoát nhanh nhất.

Một số ứng dụng của vải không dệt

Với nhiều ưu điểm tuyệt vời, vải không dệt ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất:

- Dùng để xử lý nền đất yếu, giữ đất cát, giữ các hạt mịn, chống tiêu hao nguyên vật liệu, gia cố nền đất ổn định, chắc chắn.

- Ngoài ra, vải địa kỹ thuật còn dùng với chức năng phân cách, thấm nước, lọc nước, tiêu thoát nước, chống xói mòn, chống sún lún đường sá, bờ đê, tăng khả năng chịu tải của các tuyến đường, các công trình thủy lợi, giao thông.

- Lớp vải không dệt rải trên mặt đất có khả năng ngăn ngừa cỏ dại mọc nhưng vẫn đảm bảo độ thông thoáng, hấp thụ nước chất vi sinh để cây cối, vi sinh vật phát triển. Vì thế, dòng sản phẩm này được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp, trong canh tác, trồng trọt, ươm cây trồng.

- Kết hợp với bấc thấm để thoát nước và gia cố nền đất yếu cho các công trình xây dựng đường giao thông, đặc biệt tại những nơi đi qua vùng bùn lầy đất có tính biến dạng cao.

Các ưu điểm nổi bật của vải không dệt

Vải không dệt thoát nước tốt, tuổi thọ cao

Tuổi thọ cao

- Vải không dệt trọng lượng dao động từ 100gam/m2 đến 350gam/m2. Nó có độ dày mỏng khác nhau phù hợp với đặc trưng của từng loại công trình. Vải địa cấu tạo hoàn toàn từ hạt nhựa PE và PP, không hề lẫn tạp chất nên tính đồng chất vật liệu cực cao, không chịu tác động của tia cực tím, không ảnh hưởng bởi môi trường  bên ngoài nên bền bỉ, tuổi thọ cao.

Thoát nước tốt

- Do tính năng thẩm thấu của các sợi xơ nên lớp vải địa kỹ thuật giúp thoát nươc tôt hơn các loại vật liệu thông thường khác kể cả cát.

Tính ứng dụng cao

- Sản phẩm được sử dụng với nhiều mục đích, nhiều hạng mục công trình khác nhau như: gia cố nền đất cho các công trình xây dựng, công trình giao thông, lót đáy, trồng cây trên mái, làm túi vải treo tường, thi công cảnh quan đô thị, thoát nước móng cho công trình, trồng thảm thực vật.

Đa dạng sản phẩm

- Vải địa kỹ thuật được sản xuất với đủ kích thước, đủ chủng loại để khách hàng chọn lựa theo nhu cầu: vải địa kỹ thuật không dệt, vải địa kỹ thuật dệt, vải địa kỹ thuật phức hợp. Trong mỗi loại như thế sẽ có nhiều dòng vải khác nhau nữa.

Vải không dệt là lựa chọn tuyệt vời cho những công trình xây dựng nền đất yếu. Nó không chỉ giúp gia cố, phân cách, tăng cường độ ổn định, độ chắc chắn, độ chịu lực cho nền đất mà còn tiết kiệm hiệu quả chi phí đầu tư, chi phí tu sữa. Để được tư vấn cụ thể hơn vui lòng liên hệ đến số hotline: 0988.278.822.

Các tin khác

0963937586