0963937586
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
0
Góc tư vấn

Nhà tiền chế là gì? 6 Thông số cơ bản của nhà thép tiền chế

Nhà tiền chế là gì? Là loại nhà được xây dựng bằng trụ khung thép, lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc, giúp quá trình thi công nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Nhà tiền chế đã và đang là xu hướng lựa chọn hiện nay bởi tính công nghiệp hóa cao, khả năng chịu lực tốt, thi công nhanh chóng, dễ dàng mở rộng quy mô cùng tính ứng dụng cao. Vậy, nhà tiền chế là gì? 5 thông số cơ bản của nhà thép tiền chế mà bạn nên biết? Cùng cập nhật các thông tin chi tiết dưới đây của Godfence.vn, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!

1. Nhà tiền chế là gì?

Nhà tiền chế có nhiều tên gọi khác nhau như nhà thép tiền chế, nhà khung thép,...là loại công trình được làm từ các cấu kiện thép, lắp đặt dựa theo bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật định sẵn. Quá trình lắp đặt nhà khung thép tiền chế trải qua 3 giai đoạn chính đó là thiết kế, gia công cấu kiện và lắp dựng tại công trình. Kết cấu thép của nhà tiền chế được sản xuất đồng bộ tại xưởng nên có độ chính xác cao, giúp cho quá trình lắp dựng.

Nhà tiền chế có thiết kế hiện đại, đầy đủ tiện ích

Nhà tiền chế có thiết kế hiện đại, đầy đủ tiện ích

Nhà tiền chế được chia làm 4 loại chính, đó là:

Nhà tiền chế dân dụng: Là loại nhà được sử dụng làm nhà ở, có mẫu mã đa dạng, chi phí rẻ và quá trình thi công nhanh chóng.

Nhà tiền chế công nghiệp: Bao gồm nhà kho, phân xưởng sản xuất,...

Nhà tiền chế thương mại: Là các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương mại,...

Nhà tiền chế quân sự: Được sử dụng với mục đích phục vụ cho quân sự như doanh trại.

2. Kết cấu của nhà thép tiền chế là gì?

Kết cấu nhà thép tiền chế rất đa dạng và linh hoạt, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như khí hậu, địa hình, ngân sách xây dựng và yêu cầu của chủ đầu tư. Về cơ bản, nhà thép tiền chế gồm có 3 kết cấu chính, đó là:

2.1. Kết cấu chính

Móng là kết cấu chính và quan trọng nhất của nhà thép tiền chế, có nhiệm vụ làm trụ chịu lực cho toàn bộ căn nhà. Dựa theo địa hình, tính chất thổ nhưỡng của địa điểm lắp đặt nhà khung thép mà kiến trúc sư sẽ quy định dạng móng là móng đơn hay móng băng, móng bè để chống lật cho công trình. Kết cấu móng gồm có 3 bộ phận đó là bản móng, giằng móng, chiều cao cổ móng.

Móng là bộ phận không thể thiếu của nhà khung thép tiền chế

Móng là bộ phận không thể thiếu của nhà khung thép tiền chế

Độ cao cũng sẽ quyết định đến kết cấu móng sâu hay nông. Với các tòa nhà cao tầng thường sẽ sử dụng móng khoan dồi hay móng ép cọc để đảm bảo khả năng chịu lực.

Ngoài móng thì còn có các bộ phận nằm trong kết cấu chính của nhà tiền chế đó là:

● Hệ giằng

● Hệ khung chống gió

● Kết cấu mang lực mái

● Cột

● Kèo hình chữ I

● …

2.2. Kết cấu phụ nhà khung thép tiền chế

Kết cấu phụ sẽ bao gồm xà gồ tường hình chữ Z hoặc C, cầu thang, vách ngăn, xà gồ mái, cầu thang, hàn sàn công tác,...Kết cấu phụ có tác dụng tăng thêm sự ổn định cho kết cấu chính, tạo sự hoàn chỉnh cho công trình.

2.3. Kết cấu bao che, tạo hình nhà tiền chế

Các bộ phận thuộc kết cấu bao che, tạo hình thường sử dụng các vật liệu có sẵn như tấm xi măng tạo hình bao che nội ngoại thất, mái tôn, tấm thép, máng xối, lỗ thông gió,...Tác dụng chính là cách nhiệt, chống nóng, tăng tính thẩm mỹ, giới hạn không gian, che chắn và bảo vệ ngôi nhà khỏi các tác nhân từ môi trường.

3. Ưu - nhược điểm của nhà thép tiền chế là gì?

3.1. Ưu điểm của nhà thép tiền chế

● Độ bền cao, chịu được tải trọng lớn

● Thời gian thi công nhanh chóng, tiết kiệm 1/3 thời gian so với xây nhà bê tông cốt thép.

Thi công nhanh chóng

Thi công nhanh chóng

● Dễ dàng nâng cấp, mở rộng diện tích, bảo dưỡng cũng như sửa chữa.

● Xây dựng được trên các địa hình xốp do tải trọng nhẹ hơn nhà bê tông truyền thống

● Mức giá rẻ, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều người Việt hiện nay.

● Kết cấu khung thép của nhà tiền chế có thể tái sử dụng cho các mục đích khác nhau nếu gia chủ muốn thay thế, mở rộng hay dỡ bỏ.

● Tính sáng tạo cao trong thiết kế, đáp ứng được các yêu cần về không gian.

● Giảm thiểu được ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi trong quá trình thi công so với nhà bê tông cốt thép, xi măng.

3.2. Nhược điểm của nhà tiền chế là gì?

Bên cạnh các ưu điểm, nhà tiền chế còn có những nhược điểm sau:

Chịu lửa kém: Mặc dù thép không cháy nhưng khi ở trong môi trường nhiệt độ từ 500 - 600 độ C sẽ chuyển sang dạng dẻo làm ảnh hưởng tới khả năng chịu lực, kết cấu công trình.

Dễ ăn mòn bởi môi trường: Nhiều nơi ở Việt Nam có khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng, gần biển nên khung thép dễ bị ăn mòn. Để hạn chế tình trạng này nhiều người đã phủ thêm một lớp sơn tĩnh điện và cách nhiệt tốt cho công trình.

Dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, môi trường

Dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, môi trường

Chi phí bảo dưỡng cao: Một số bộ phận của nhà tiền chế được tính toán kỹ lưỡng để kết nối ăn khớp với nhau, đòi hỏi sự chính xác cao trong quá trình gia công nên khiến cho kết cấu nhà có phần phức tạp. Vậy nên, sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức khi bảo dưỡng. Hơn nữa, thép dễ bị ăn mòn nên khi bảo dưỡng sẽ phát sinh nhiều khoản chi phí khác.

4. Một số mẫu nhà tiền chế đẹp hiện nay

Mẫu nhà tiền chế đẹp số 01

Mẫu nhà tiền chế đẹp số 01

Mẫu nhà tiền chế đẹp số 02

Mẫu nhà tiền chế đẹp số 02

Mẫu nhà tiền chế đẹp số 03

Mẫu nhà tiền chế đẹp số 03

Mẫu nhà tiền chế đẹp số 04

Mẫu nhà tiền chế đẹp số 04

Mẫu nhà tiền chế đẹp số 05

Mẫu nhà tiền chế đẹp số 05

Mẫu nhà tiền chế đẹp số 06

Mẫu nhà tiền chế đẹp số 06

Mẫu nhà tiền chế đẹp số 07

Mẫu nhà tiền chế đẹp số 07

5. 6 Thông số cơ bản của nhà thép tiền chế khi thiết kế và thi công lắp đặt

Chiều cao: Chiều cao của nhà thép tiền chế được tính bằng khoảng cách từ chân nhà đến điểm giao nhau giữa tường và mái tôn.

Chiều rộng: Chiều rộng được tính bằng độ dài của mép tường bên này đến độ dài của mép tường bên kia.

Chiều dài: Chiều dài được tính bằng khoảng cách giữa 2 mép tường đối diện với nhau

Độ dốc mái: Độ dốc của mái nhà tiền chế là một trong những thông số quan trọng vì máu nhà là nơi đón áp lực trực tiếp của nước mưa. Do đó, cần phải tính toán kỹ càng để nước mưa không bị đọng lại trên mái. Độ dốc thích hợp nhất của mái nhà tiền chế là 15%.

Độ dốc mái nhà tiền chế quyết định đến khả năng thoát nước khi trời mưa

Độ dốc mái nhà tiền chế quyết định đến khả năng thoát nước khi trời mưa

Bước cột: Bước cột của nhà tiền chế là khoảng cách giữa 2 cột thép với nhau. Bước cột được xác định theo chiều dài của nhà. Tùy theo mục đích sử dụng, diện tích nhà mà bạn lựa chọn bức cột thưa hay mau.

Tải trọng: Bao gồm hoạt tải mái, tải trong gió, tải trọng sàn,...

6. Quy trình thi công nhà tiền chế

Bước 1: Thi công móng nhà tiền chế

San lấp mặt bằng: Dựa vào độ cứng của đất để thực hiện san lấp phù hợp với bản vẽ kỹ thuật.

Xác định vị trí tim trục: Xác định đúng vị trí đặt móng cột dựa theo bản vẽ kỹ thuật. Đây là tiến trình quan trọng, quyết định tới việc lắp ghép các cấu kiện thép nhà tiền chế sau này.

Thi công đào móng hàng rào: Yêu cầu của móng hàng rào là phải dài và cao nhưng vẫn đảm bảo sự kiên cố.

Làm móng và đà kiềng: Được thực hiện sau khi tìm được vị trí đặt tim trục, các bu lông cột sẽ được chôn ở trong móng để lắp ráp với cột thép.

Lu lèn nền đất: Làm chặt nền đất theo đúng bản vẽ kỹ thuật

Thi công nền: Thực hiện công việc cốt thép, đổ bê tông và bảo dưỡng để tránh nứt sàn.

Bước 2: Lắp dựng kết cấu khung thép tiền chế

Khung thép được coi là “xương sống” của nhà tiền chế nên việc lắp dựng kết cấu khung thép phải được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Bao gồm các trình tự sau:

Dựng khung kèo thép: Lắp các thanh vì kèo bắt ngang lên các cột thép bằng bu lông.

Lắp dựng kết cấu khung thép tiền chế

Lắp dựng kết cấu khung thép tiền chế

Thi công xà gồ, chống xà gồ và cáp giằng: Tăng cường thêm sự ổn định cho phần khung thép và nâng đỡ lực cho tấm lợp mái nhà tiền chế.

Bước 3: Thi công vỏ bao che

Bao gồm mái tôn, tường bao làm bằng gạch, sơn phủ,...Vật liệu bao che có nhiều loại khác nhau, việc lựa chọn vật liệu bao che sẽ phụ thuộc vào yêu cầu và điều kiện tài chính của chủ đầu tư.

Bước 4: Thi công hệ thống kỹ thuật

Gồm có những công việc sau:

● Thi công hệ thống thông tin liên lạc

● Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy

● Thi công đường dây điện, nước, máng xối

● Lắp đặt hệ thống cửa, trần và thiết bị vệ sinh

Cuối cùng là vệ sinh, hoàn thiện cảnh quan công trình và kiểm tra, đánh giá chất lượng nhà tiền chế rồi bàn giao cho chủ đầu tư.

Với các thông tin trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn biết nhà tiền chế là gì. Để được tư vấn và nhận bảng báo giá chi tiết về nhà khung thép tiền chế, quý bạn đọc hãy liên hệ tới hotline 0963937586, tổng đài luôn mở 24/7, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc, miễn phí 100%.

Các tin khác

0963937586