Thiết kế, xây dựng hệ thống nhà kho hiện đại được coi là giải pháp tối ưu và cần thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay. Dù vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ vai trò của nhà kho, các nguyên tắc khi thiết kế kho hàng. Nếu bạn cũng đang băn khoăn, loay hoay không biết thiết kế nhà kho sao cho hợp lý thì đừng bỏ qua những thông tin chi tiết dưới đây.
Nhà kho (Warehouse) là tên gọi khác của kho hàng, kho bãi, là một tòa nhà có mái được xây dựng trên nền móng vững chắc với mục đích là chứa hàng hóa trước hoặc sau quá trình sản xuất. Nhà kho được ví là “xương sống” của doanh nghiệp, là nơi luân chuyển và kiểm soát hàng hóa của công ty.
Nhà kho giữ vai trò quan trọng đối với công ty, doanh nghiệp
Tối ưu hóa chi phí: Nhà kho giữ vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chi phí, nguồn lực cho doanh nghiệp. Nhờ vậy, sản phẩm đầu ra có mức giá cạnh tranh, tạo lợi thế trên thị trường, mang lại doanh thu tốt. Lưu thông hàng hóa là vấn đề nan giải của nhiều doanh nghiệp và kho hàng chính là khoản đầu tư lâu dài, không bao giờ thua lỗ.
Đảm bảo quá trình sản xuất liên tục, thông suốt: Nhà kho là nơi chứa vật tư và sản phẩm trên các kệ kho giúp đáp ứng được việc xuất/nhập liên tục. Việc lưu trữ giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trước những biến cố thị trường, cân đối đầu ra đầu vào và sản xuất.
Giúp ích cho quá trình logistics ngược: Quá trình xử lý sản phẩm lỗi thừa, vật liệu, bao bì với mục đích tái chế sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể.
Tạo sự uy tín của doanh nghiệp: Hàng hóa được bảo quản trong nhà kho sẽ luôn đảm bảo chất lượng khi tới tay khách hàng. Qua đó, uy tín của doanh nghiệp được củng cố, xây dựng niềm tin của khách hàng.
Điều phối hàng hóa: Mỗi doanh nghiệp sẽ sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau và nhà kho sẽ giúp ích trong việc bóc tách kiện hàng lớn để ghép với kiện hàng phù hợp với yêu cầu. Nhờ đó, quá trình giao nhận trở nên nhanh chóng và chính xác.
Nhà kho giúp gom hàng hóa: Mọi hàng hóa sẽ được vận chuyển tới nhà kho. Lúc này, nhà kho đóng vai trò là điểm tập kết, tổng hợp các nguồn lẻ thành lô hàng mới. Như vậy, quá trình quản lý và phân phối ra thị trường tiện lợi hơn.
Là nơi lưu trữ, bảo quản hàng hóa: Nhà kho sẽ là nơi lưu trữ hàng hóa khi kết hợp với các kệ để hàng như kệ trung tải, kệ pallet,...Qua đó, quá trình quản lý hàng hóa khoa học hơn, kiểm soát được số lượng, chất lượng. Đồng thời, tối ưu hóa diện tích kho hàng, hạn chế tối đa hư hỏng do điều kiện môi trường.
Là nơi lưu trữ, bảo quản hàng hóa
Nhà kho giữ một vai trò quan trọng, không chỉ giúp bảo quản hàng hóa mà còn giúp việc quản lý dễ dàng, lưu trữ hàng hóa khoa học, tối ưu nhất. Những lý do dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi vì sao nên thiết kế nhà kho:
● Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp sẽ tối đa hóa được chi phí quản lý, vận hành kho, vệ sinh.
● Lưu thông hàng hóa: Hàng hóa không bị tắc nghẽn hay xung đột trong xuất/nhập hàng hóa, vật liệu sản xuất.
● Tốn ít diện tích: Hàng hóa được sắp xếp trên các kệ, phân khu rõ ràng giúp tiết kiệm diện tích, xe nâng di chuyển lấy hàng nhanh chóng, tăng thêm diện tích lưu trữ hàng hóa
● Dễ dàng quản lý: Thiết kế nhà kho khoa học giúp việc quản lý dễ dàng hơn, truy xuất hàng hóa nhanh chóng và chính xác.
5 Nguyên tắc “vàng” khi thiết kế nhà kho
Với tầm quan trọng của nhà kho thì việc thiết kế giữ vai trò quan trọng, doanh nghiệp không nên bỏ qua công đoạn này. Dưới đây là 5 nguyên tắc cần phải nhớ khi thiết kế nhà kho
Đầu tiên, bạn cần phải xác định mục đích xây dựng nhà kho để làm gì. Khi đã xác định rõ được mục đích thì việc thiết kế, thi công xây dựng sẽ đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng thực tế, tránh lãng phí. Mỗi doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau, hãy dựa vào mô hình, loại hàng hóa để xác định. Các yếu tố cụ thể đó là diện tích để hàng, lối đi; cấu trúc kho hàng, phân khu theo sản phẩm,...
Khi xây dựng hệ thống kho xưởng bạn cần xác định vị trí xây dựng sao cho thuận tiện cho việc di chuyển. Ví dụ như gần dịch vụ chuyển phát, gần với nơi thuê xe, thuê nhân công,...Xác định được vị trí xây dựng nhà kho sẽ đảm bảo quá trình tháo dỡ, di chuyển hàng hóa nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Cách bố trí khu vực trong nhà kho
Sắp xếp hàng khóa trong nhà kho hợp lý sẽ giúp việc quản lý, tìm kiếm hàng hóa dễ dàng và tiện lợi hơn. Cần xác định hàng hóa trong kho có cần lưu trữ theo mùa vụ hay không để có phương án thiết kế phù hợp. Khi thiết kế nhà kho cần đáp ứng các yếu tố sau:
● Không gian trong nhà kho cần bố trí tách biệt từng loại hàng hóa với nhau, tránh chồng chéo gây khó khăn cho việc xuất/nhập hàng hóa.
● Kích thước các kệ hàng ở trong nhà kho cần phải phù hợp với tải trọng, số lượng hàng hóa cần phải lưu trữ, vận hành.
● Khu vực sản xuất hàng hóa cần phải thiết kế một chiều thông suốt từ khu cung cấp nguyên liệu cho tới khu hoàn thành sản phẩm.
● Kho lưu trữ cần phải thiết kế an toàn, đảm bảo hàng hóa được lưu trữ cẩn thận, tránh hỏng hóc và không gặp phải bất kỳ sự cố nào.
Tựu chung, khi thiết kế hay bố trí nhà kho bạn cần phải dựa vào các yếu tố logistics trong và ngoài của doanh nghiệp để có phương án thiết kế phù hợp nhất.
Quá trình lưu trữ hàng hóa sẽ thuận tiện, không gặp sự cố thì các đơn vị thiết kế nhà kho cần phải chú ý đến kết cấu kho chứa, đảm bảo sự chắc chắn, an toàn. Cụ thể:
● Trần nhà: Sử dụng các vật liệu chống thấm, không bị rạn nứt để chống ẩm mốc.
● Sàn nhà: Sử dụng gạch không trơn, có độ ma sát cao để dễ dàng vệ sinh và thoát nước.
● Cửa ra vào: Chọn hệ thống cửa đóng mở tự động
● Tường và góc tường nhà: Dùng vật liệu sơn chống thấm để dễ vệ sinh và khử trùng.
Áp dụng phương pháp FAST trong thiết kế nhà kho
Khi thiết kế mặt bằng kho chứa hàng, đơn vị nên áp dụng phương pháp FAST. Đây là 4 yếu tố quan trọng nhưng ít được mọi người chú ý tới khi thiết kế nhà kho. Đó là:
● F – Flow (Dòng chảy): Các hoạt động được hoạch định rõ ràng, logic để đảm bảo quá trình di chuyển hàng hóa trong kho luôn theo dòng chảy, không bị gián đoạn.
● A – Accessibility (Khả năng tiếp cận): Các công cụ cần thiết và hàng hóa trong kho phải đáp ứng được khả năng tiếp cận nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao.
● S – Space (Không gian): Không gian được thiết kế tối ưu giúp cho các hoạt động trong nho luôn thông suốt.
● T – Throughput (Thông lượng): Đơn vị thiết kế nhà kho cần chú ý đến độ cao và khoảng cách để quá trình luân chuyển, cất trữ hàng hóa thuận tiện.
Nhà kho nhà máy đẹp 01
Nhà kho nhà máy đẹp 02
Nhà kho nhà máy đẹp 03
Nhà kho nhà máy đẹp 04
Nhà kho nhà máy đẹp 05
Khi thiết kế nhà kho bạn cần chú ý những điều quan trọng sau:
Xác định chủng loại hàng hóa: Cần xác định rõ loại hàng hóa chứa trong kho để phân chia, sắp xếp khu vực kho rương ứng để mang lại hiệu quả cao.
Mặt bằng nhà kho đáp ứng được số lượng hàng hóa: Mặt bằng kho phải có diện tích tương ứng với số lượng hàng hóa cần lưu trữ để kho hàng không bị quá tải.
Trang bị đầy đủ hệ thống theo quy định: Bao gồm hệ thống điện, nước, ánh sáng, chống cháy, xử lý chất thải,...đảm bảo an toàn cho khu vực nhà kho, quá trình lưu trữ và vận hành hàng hóa luôn thông suốt.
Bố trí các lối đi giữa kệ hàng: Các kệ kho hàng nên được bố trí lối đi riêng để không gây cản trở, ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Lối đi trong kho hàng cần thiết kế rộng
Sử dụng kệ kho hàng phù hợp: Chọn loại kệ chứa hàng phù hợp với loại hàng hóa. Hệ thống kệ phải đáp ứng được tải trọng, số lượng hàng hóa cùng lưu trữ,....
Godfence là một trong những đơn vị tư vấn, thiết kế thi công nhà kho uy tín được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn vừa qua. Đội ngũ nhân sự chất lượng cao, luôn đưa ra phương án phù hợp nhất với khách hàng. Tiến độ thi công nhà kho luôn được đảm bảo, luôn có biện pháp dự phòng phòng trường hợp xấu nhất. Cùng với đó là mức giá cạnh tranh, không phát sinh bất kỳ khoản chi phí vào khi sử dụng dịch vụ tại Godfence.
Với các thông tin có trong bài viết “Nhà kho là gì? 5 Nguyên tắc “vàng” khi thiết kế nhà kho” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Để được tư vấn và báo giá trực tiếp, quý bạn đọc hãy liên hệ tới Godfence qua hotline 0963937586, tổng đài luôn mở 24/7, miễn phí tư vấn 100%.